Đặc điểm về kinh tế –xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 44 - 46)

4.1 .Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của bản Nam cọ

4.1.2.5.1 .Thực vật rừng

4.1.3 Đặc điểm về kinh tế –xã hội

4.1.3.1. Điều kiện kinh tế .

Bản Nam cọ có diện tích ruộng nước 190.7 ha. trong đó ruộng 2 vụ là 77.4 ha, thu hoạch được 343,26 tấn thóc, bình quân đầu người được 362,47 kg /người / năm, có trâu 641 con, bò 154 con, lợn 202 con, gia cầm khác 1519 con, 33 máy xát gạo cỡ nhỏ, 8 quầy bán hàng, 21 công nghệ dệt thủ công, 614 xe đạp, 278 xe đẩy, 211 xe máy. Về thu nhập trong toàn Bản là: 2.439.545.000 kíp ; bình quân đầu người 2.576.077,08 kíp/người/năm, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, thu hái lâm sản và gỗ, ngoài ra còn có nguồn thu từ buôn bán nhỏ, dệt và các ngành thủ công khác.

4.1.3.2. Tình hình dân số lao động.

Theo số liệu thống kê và báo cáo ( của trưởng bản ) tính đến hết ngày 22/08/2001 Bản Nam cọ có 115 hộ gia đình trong đó nghề nông nghiệp chiếm 113 nhưng có 51 hộ chuyên sản xuất lúa nước, cò n 42 hộ sản xuất cả lúa nước và làm nương rẫy, 20 hộ sản xuất lúa nương; và 2 hộ phi nông nghiệp, có 947 khẩu trong đó nữ 451 khẩu và 392 lao động ( bao gồm 9 cán bộ nhà nước ).

4.1.3.3. Dân cư và dân tộc.

Bản Nam cọ bao gồm có 2 dân tộc ( Lào Lùm và Lào Thâng ), Lào thâng chiếm 96,52 % là dân tộc truyền thống lâu đời, còn dân tộc Lào Lùm chiếm 3,47% đến sinh sống tại bản ( chủ yếu là do quan hệ hôn nhân ).

4.1.3.4. Giao thông .

Bản Nam cọ có đường số 7 qua bản, đi lại trong khu vực hoàn toàn bằng đường bộ, tuyến đường Ô tô dài 13 km từ bản đi thẳng vào trung tâm huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại buôn bán cho dân bản, ngoài ra còn một số đường bộ( đường cấp 4, cấp 5 ) đi lại giao lưu giữa các bản lâncận.

( Phụ biểu hình 4.12;4.13 ).

4.1.3.5. Thuỷ lợi.

Cả bản có 12 đập, trong đó có 3 đập Bê Tông cỡ nhỏ( do dự án NAWACOP đầu tư xây dựng ) và 9 đập tạm thời do dân tự làm có khả năng tưới tiêu trong vụ hè thu gần 147 ha và vụ đông xuân 45,3 ha. Nhưng so với yêu cầu thực tế và tiềm năng về diện tích nông nghiệp với nguồn nước phục vụ sản xuất vẫn còn hiện trạng thiếu thốn nhiều. Hệ thống đập, mương chưa đầy đủ để cung cấp và phục vụ cho dân bản. Nhà nước cần chú ý đầu tư thêm để góp phần cho nền sản xuất nông nghiệp, hàng hoá phát triển hơn.( Phụ biểu hình 4.14;4.15 ).

4.1.3.6. Điều kiện thị trường.

Do vị trí của bản nằm sát trung tâm huyện nên đã tạo điều kiện phần nào cho việc dịch vụ mua bán và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp mà bản đã sản xuất ra. Ngoài ra trong bản còn có một số quầy bán hàng tạp phẩm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nhưng so với mức yêu cầu thực tế về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp hiện nay của bản còn rất nhỏ chỉ có một chợ ở trung tâm huyện. Vậy việc mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp rất khó khăn, cạnh tranh mạnh mẽ với cùng loại mặt hàng của bản khác. Trong khu vực này không có cơ sở chế biến sản phẩm nông – lâm sản và các hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán hàng hoá nông – lâm nghiệp, cho lên chuyên nghiệp trong toàn khu vực quá yếu thậm chí có vài năm không hoạt động gì cả nó làm ảnh hưởng đến nhu cầu kinh tế người dân trong bản.

4.1.3.7. Văn hoá.

Dân bản Nam cọ hầu hết hướng theo tín đồ ma quỷ và 4 gia đình hướng theo phật giáo.Trong bản không có ngôi chùa, hàng năm trên bản Nam cọ cũng như dân Lào Lùm bản khác thường xuyên tổ chức lễ hội phật giáo, lễ cúng người đã khuất như Bun Pi May ( tết cổ truyển ).

4.1.3.8. Y tế.

Sử dụng dịch vụ y tế chủ yếu của dân bản là bệnh viện đa khoa của huyện. Ngoài ra bản có một số cộng tác viên dân số, kế hoạch hoá gia đình cho cả bản. Các phụ nữ sinh đẻ có quyền được chăm sóc sức khoẻ cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh.

4.1.3.9 Mức sống( mức độ giàu nghèo ) .

Biểu 4.2: Phân loại kinh tế hộ gia đình của Bản Nan cọ.

STT. Nội dung điều tra Số hộ Tỷ lệ ( % ) Ghi chú

1 Toàn Bản 115 100

2 Nhóm hộ khá 19 16.52

3 Nhóm hộ trung bình 51 44.35

4 Nhóm hộ nghèo 45 39.13 Có 9 hộ đói

Với số liệu trên nhóm hộ kinh tế khá quá ít trong khi đó nhóm hộ nghèo và đói còn rất cao đây chỉ là số liệu đánh giá chung của dân bản, nhưng nếu so với tiêu chuẩn phân loại thực tế mà họ nêu ra số hộ nghèo còn cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)