.Giao đất nônglâm nghiệp cho hộgia đình quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 58 - 60)

Năm 1996 huyện bắt đầu GĐKR cho hộ gia đình và bản, đây là đợt giao đất khoán rừng lịch sử của bản. Chỉ từ sau đợt giao đất khoán rừng này đất đai rừng mới được xem là có chủ. Ngay trong đợt này chỉ có 64 hộ chiếm 55,65% số hộ trong bản tham gia nhận đất, trong số này có hộ nhận nhiều nhất là 2 ha và hộ nhận ít nhất là 0,1 ha và tính trung bình là 0,91 ha/1 hộ.

Sau chỉ thị số 03/ TT.CP(1996) về việc tiếp tục mở rộng công tác giao đất khoán rừng, luật lâm nghiệp (1996), luật đất đai (1997) và bản chỉ thị số 822/ BT.NL(1996) về việc chỉ thị hướng dẫn giao đất nông lâm nghiệp cho hộ quản lý sử dụng, khoán rừng cho bản quản lý bảo vệ sử dụng ổn định lâu dài. Huyện Pèch bắt đầu điều chỉnh lại những diện tích đất đai đã giao cho hộ gia đình trong bản

trước đây( 1996) và tiếp tục giao đất cho những hộ chưa có đất hoặc cần đất sản xuất. Từ năm 1997 cho đến cuối năm 1999 tình hình giao đất đã được điều chỉnh và tổ chức giao đất sản xuất lại.

Theo báo cáo của phòng nông - lâm nghiệp huyện Pèch và số liệu tổng kết giao đất khoán rừng cho bản đến năm 2001 như sau:

Tổng diện tích chính thức đã được giao: 66,2 ha/ 129 hộ trong đó: - Diện tích khai hoang ruộng lúa nước mới: 17 ha / 20 hộ - Diện tích trồng cây ăn quả: 18,2 ha / 55 hộ - Diện tích trồng cây công nghiệp (cây Dướng): 16 ha / 12 hộ - Diện tích trồng cây Tếch , cây Thông: 15 ha / 42 hộ - Giao đất trống chưa sử dụng cho bản: 236 ha.

4.2.2.2. Giao khoán rừng tự nhiên cho bản, quản lý, bảo vệ và sử dụng .

Tổng diện tích giao: 2721.7 ha.Trong đó

-Rừng nghèo 0,3 ha.

-Rừng bảo tồn: 864,1 ha.

- Rừng phòng hộ 542,3 ha. - Rừng phục hồi sau nương rẫy: 584,4 ha. - Rừng sản xuất: 707,3 ha. - Rừng trồng 15 ha.

- Rải rắc 18.3 ha.

Đối với việc giao khoán rừng không thay đổi nhưng được bổ sung một số điều lệ quản lý bảo vệ cho phù hợp với luật lâm nghiệp.

4.2.2.3. Những tồn tại của công tác giao đất khoán rừng ở bản Nam cọ.

Đây là bản thứ hai công tác giao đất khoán rừng được triển khai thực hiện trong khu vực và được tiến hành giao lặp lại nhiều lần dẫn đến một số tồn tại sau:

- Cán bộ chuyên môn tham gia giao đất khoán rừng chưa có kinh nghiệm. - Việc thực hiện giao đất khoán rừng mang tính theo mệnh lệnh của cấp trên.

- Công tác phổ cập tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về giao đất khoán rừng, đất đai, quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng… tới người dân tuy đã được thực hiện nhưng chưa thấu đáo. Nhiều hộ dân chưa hiểu rõ các chính sách trên và chưa nhận thức được việc nhận đất sử dụng lâu dài, quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng bền vững, một số hộ không muốn nhận đất hoặc nhận đất theo phong trào, họ chưa có ý thức rõ rệt.

- Việc giao đất khoán rừng không gắn liền với quy hoạch rừng chính thức (được cấp có thẩm quyền phê duyệt), cũng không có phương án sử dụng cụ thể.Tuy rừng trên địa bàn đã được sơ bộ quy hoạch và phân loại theo mục đích sử dụng, nhưng người dân không biết rõ các loại rừng đã giao có phạm vi gianh giới từ đâu đến đâu.

- Giao đất khoán rừng cho dân bản chưa gắn liền với việc xây dựng phương án hỗ trợ (vốn, kỹ thuật, vật tư.. ) trong sản xuất nông - lâm nghiệp và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản.

4.3 Đánh giá hiện trạng quản lý - sử dụng đất đai tài nguyên rừng Bản Namcọ . cọ .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)