3.4.1 Quan điểm phương pháp luận .
Quy hoạch sử dụng đất hợp lý là nhằm khai thác triệt để mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn lực khác để thu được
những nguồn lợi tối đa .
Quy hoạch sử dụng đất hợp lý là một vấn đề rất cần thiết, nó có quan hệ mật thiết với nhiều yếu tố của nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ;
bao gồm chế độ chính sách, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường .
Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng một cách tổng hợp nhằm khai thác triệt để
tiềm năng tài nguyên đất đai, khí hậu, tài nguyên sinh vật một cách tối đa, hợp lý, đồng thời duy trì các tài nguyên đó một cách ổn định, lâu dài phát huy những lợi ích trước mắt, làm cơ sở vững chắc tạo ra những lợi ích lớn hơn trong tương lai .
Quản lý sử dụng bền vững là một vấn đề phức tạp, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau nó chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp của
nhiều yếu tố. Vì những giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững là phải xây dựng dựa trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và hệ thống .
- Một là, quản lý sử dụng tài nguyên rừng phải dựa trên quan điểm tổng hợp, kết hợp giữa cung cấp lâm sản gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ với
các mục đích khác về kinh tế xã hội và môi trường. Các mô hình sử dụng đất phải kết hợp hài hoà giữa lâm nghiệp với các ngành kinh tế khác theo phương
thức tổng hợp bền vững như : Nông Lâm kết hợp , Nông Lâm Công nghiệp ... - Hai là, kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái .
- Ba là , kết hợp hài hoà giữa các ưu tiên quốc gia của toàn xã hội với những nhu cầu đời sống vật chất, nguyện vọng của người dân và cộng đồng .
3.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hiện trạng quản lýsử dụng đất nông lâm nghiệp công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng ở cấp bản đầu tiên để làm đại diện cho những bản ở Miền núi phái Bắc Lào. Phương pháp chọn địa điểm cụ thể được thực hiện dựa trên những căn cứ như sau :
- Bản được lựa chọn phải thoả mãn các tiêu chí:
+ Một là, Bản thuộc vùng miền núi định cư ổn định .
+ Hai, Bản đã được giao đất khoán rừng hoặc quy hoạch đất đai nhưng việc sử dụng đất đai chưa có hiệu quả .
+ Ba là, Bản vẫn tồn tại hiện tượng tàn phá rừng nặng nề . - Do lãnh đạo địa phương đề nghị .
Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn Bản Nam cọ làm địa điểm nghiên cứu dựa vào đề nghị của địa phương và những tiêu chí sau :
+ Là Bản đầu tiên của 7 huyện phía Bắc của tỉnh Xiêng Khoảng được giao đất khoán rừng (1998) .
+ Là Bản định cư ổn định .
+ Là Bản có hai dân tộc như : Lào và dân tộc Nùng
+ Là Bản có hiện trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, quản lý sử dụng đất đai chưa có hiệu quả .
+ Là Bản có hộ gia đình nghèo chiếm tỉ lệ rất cao .
+ Khu vực này còn rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ môi trường rừng .
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu thông tin .
3.4.3.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứutrước đây liên quan đến việc quy hoạch, quản lý sử dụng đất và tài nguyên trước đây liên quan đến việc quy hoạch, quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng .
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội của Bản nghiên cứu :
- Số liệu vị trí, địa lý, diện tích đất đai, địa chất thổ nhưỡng . - Các tài liệu về khí hậu thuỷ văn . `
- Tài liệu, bản đồ, thuyết minh chuyên nghành có trong khu vực . - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng .
- Những tài liệu đã có về nông lâm nghiệp .
- Tài liệu khuyến nông khuyến lâm ...và các tài liệu khác có liên quan.
3.4.3.2.Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của dân (PRA) .
Bước 1 : Tìm hiểu khái quát tình hình của bản .
- Diện tích đất đai tự nhiên, đất nông lâm nghiệp và các loại đất khác . - Tình hình dân sinh kinh tế .
- Những thuận lợi, khó khăn của bản hiện nay .
- Những nhu cầu của bản và hướng giải quyết theo thứ tự ưu tiên .
Bước 2 : Khảo sát và nắm bắt tình hình của dân trong bản.
- Tỉến hành khảo sát tình hình thu nhập của dân và phân loại ra thành 3 nhóm (nhóm thu nhập khá, trung bình và kém).
- Khảo sát các loại hình canh tác, các loại cây trồng vật nuôi .
Bước 3 : Vẽ sơ đồ hiện trạng sử dụng đất đai .
Sơ đồ hiện trạng của một nhóm người dân có am hiểu về địa hình, hiện trạng thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai, tham gia vẽ sơ đồ với sự giúp đỡ của nhóm cán bộ đánh giá nông thôn.
Sơ đồ hiện trạng của bản cần thể hiện những chi tiết :
- Phân chia hành chính, sông suối, hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, các loại rừng, các loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp và các công trình cố định.
- Phạm vi ranh giới đất nông – lâm nghiệp, các loại rừng, đất trồng…
Bước 4 : Đi lát cắt bản .
Mục đích của bước này nhằm thể hiện được các loại hình sử dụng đất trên các loại địa hình và sơ bộ đánh giá các chỉ tiêu : Tình hình sử dụng đất đai, hình thức tổ chức quản lý, vấn đề khó khăn đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đất đai và quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
Các thức tiến hành : Trước hết người hướng dẫn làm rõ mục đích của việc xây dựng lát cắt và đồng thời cùng người cung cấp thông tin tham khảo bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sau đó tiến hành đi thực địa xem xét, nghiên cứu từng thực địa. Cần ghi chép những đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các hình thức tổ chức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, những khó khăn và giải pháp có thể cũng như các ý kiến về sử dụng đất, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong tương
lai, sau đó phải được người dân thẩm định lại một lần nữa các thông tin thu thập được từ các lát cắt khác nhau để hoàn chỉnh sơ đồ.
- Phía trên vẽ hiện trạng sử dụng đất của mỗi thực địa đi qua các tuyến lát cắt.
- Phía dưới : Trình bày những thông tin thu thập được theo cách lập biểu, sẽ là dữ liệu về lựa chọn cho hiện tại và tương lai đối với loại đất đó cũng như khó khăn và giải pháp.
Bước 5 : Phân loại cây trồng vật nuôi (sử dụng phương pháp mà trận để phân loại ).
Sử dụng phương pháp mà trận : phương pháp này được sử dụng bởi một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn đánh giá cây trồng, vật nuôi, mô hình canh tác, phương pháp này là một biểu mà hàng trên cùng là ghi các loại cây trồng, vật nuôi và các mô hình sản xuất của địa phương. Cột bên trái là các tiêu chí đánh gía cây trồng, vật nuôi hoặc mô hình canh tác, các hàng còn lại dành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cho từng cây trồng, vật nuôi và mô hình sản xuất. Kết quả đánh giá cho mọi tiêu chí cao nhất 10 điểm và thấp 1 điểm, hàng cuối cùng ghi thứ tự ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi và mô hình canh tác.
Người dân liệt kê những loại cây trồng, con vật và mô hình đã được chọn trồng, nuôi và canh tác ở địa phương, sau đó người hướng dẫn có thể gợi ý cho người dân thống nhất đưa ra các tiêu chí lựa chọn, dựa vào các chỉ tiêu so sánh và cho từng điểm các tiêu chí như : Phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương, dễ kiếm giống, dễ trồng, dễ nuôi, dễ thực hiện, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ ít bệnh dịch, hiệu quả kinh tế cao…
Bước 6 : Phân tícn lịch mùa vụ .
- Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong bản bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng lên biểu đồ lịch .
- Biểu đồ lịch mùa vụ gồm trục thời gian 12 tháng trong năm theo dương lịch.
- Biểu đồ lịch thời gian được người dân mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết, khí hậu như : lượng mưa, nhiệt độ theo tháng…, bằng phương pháp so sánh giữa các tháng, nông dân dễ dàng thống nhất đánh gía các yếu tố khí hậu, thời tiết.
Phần dưới mục thời gian được người dân mô tả các nhân tố mà họ quan tâm như : lịch gieo trồng các loại cây chính, các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp và hoạt động sản xuất khác …, lịch sử dụng lao động, lịch thu nhập và chi tiêu, lịch bệnh dịch sâu bệnh…, người dân phân tích từng nhân tố theo kinh nghiệm nhiều đời, họ dễ dàng đưa ra lịch mùa vụ thực tế tại bản của mình.
Bước 7 : Lựa chọn mô hình sản xuất nông lâm nghiệp .
Trước hết cả nhóm đưa ra một danh sách cụ thể về những vấn đề và các gỉai pháp có thể ( có sự nhất trí của người dân ), sau đó các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ phổ cập có thể bổ sung thêm những giải pháp khác và thảo luận tính khả thi những gỉai pháp kỹ thuật này. Sau khi xem xét lại các vấn đề và các giải pháp khác nhau, người hỗ trợ sẽ đặt ra câu hỏi để giúp đỡ người dân thấy rõ các mục sau khi người dân đã đưa ra những ý kiến của mình. Các bộ phổ cập sẽ trình bày những ý kiến của họ và giải thích nếu cần thiết. Sau đó người dân cần xem xét những ý kiến khác nhau và lựa chọn những mục tiêu nào mà họ mong muốn đạt được trong tương lai.
3.43.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phỏng vấn hộ gia đình : Sau đã phân loại tình hình thu nhập của dân (3 nhóm ) rồi đi phỏng vấn hộ gia đình điển hình trong 3 nhóm ( sử dụng phương pháp ngẫu nhiên từng hộ một ).
- Phỏng vấn các tổ chức có ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng của bản :
+ Trưởng bản, Phòng nông lâm huyện, phòng thương mại huyện, bản khuyến nông khuyến lâm ...
3.4.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .
Trên cơ sở tài liệu đã khảo sát, thu thập được tiến hành chỉnh lý, tổng hợp và phân tích các mặt :
- Phân tích đánh giá các số liệu thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội và các tài nguyên sinh vật .
- Phân tích đánh giá các thông tin về chính sách trong công tác quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng, những tồn tại vướng mắc về chế độ chính sách trong công tác quản lý sử dụng đất tài nguyên rừng.
- Tổng hợp đánh giá các thông tin về kinh tế nhất là về sản xuất nông lâm nghiệp .
- Phân tích đánh giá hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng .
- Phân tích tình hình diễn biến của tài nguyên rừng, kinh tế hộ gia định, hệ thống tổ chức quản lý bản và hệ thống tổ chứch quản lý lâm nghiệp. - Rút ra những thuận lợi khó khăn.
Sơ đồ 3.1. Tóm tắt nội dung và trình tự các bước nghiên cứu.
- Vị trí, địa lý, địa hình
- Khí hậu thổ nhưỡng - Tài nguyên sinh vật - Điều kiện kinh tế - Dân số, dân tộc - Giao thông, thuỷ lợi - Văn hoá, giáo dục,
y tế
- Mức sống, tâp quán sản xuất, cơ cấu quản lý bản Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, kinh tế,xã hội khu vực nghiên cứu Phân tích đánh giá - Lịch sử đất đai. - Chính sách nông lâm nghiệp. - Tập quán sản xuất . - Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp. - Thị trường. - Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất và quản lý bảo vệ sử dụngTNR Các GP cơ bản nhằm QLBV & SDTNR bền vững tại địa bàn nghiên cứu Những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến QLSD đến QLSD đất & QLSDTNR Các GP tổ chức triển khai - Quản lý các loại đất, loại rừng - QH sử dụng đất - Hoàn thiện tổ chức KN – KL - QLBVR bằng pháp luật - N.C sử dụng SP ngoài gỗ Các GP chính sách - CS kinh tế ,xã hội + CS đất đai + CS đầu tư, tín dụng + CS thị trường + CS kinh tế khác - CS môi trường Các giải pháp kỹ thuật
- Điều tra phân tích đất.
- Chọn loại cây trồng
- Vật nuôi, mô hình SX
- Nâng cao NS lúa nước.
- Kỹ thuật trong chăn nuôi.
- Kỹ thuật N- LN khác.
CHƯƠNG IV
Kết quả nghiên cứu
4.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của bản Nam cọ. 4.1.1. Lịch sử phát triển của bản .
Biểu 4.1 : Lịch sử hình thành và phát triển của bản Nam cọ.
Giai Đoạn Diễn biến lịch sử theo thời gian
Nguồn gốc sự hình thành của Bản
Bản Nam cọ được thành lập từ năm 1934, đầu tiên có6 hộ gia đình Lào Lùm và 18 hộ gia đình Laò Thâng di cư từ nhiều nơi khác đến đây để khai hoang đất đai để sản xuất nông nghiệp và để săn bắn núi rừng.
Trước năm 1975
Trước năm 1975 cả nước Lào bị chiếm đánh bởi thực dân pháp và Mỹ, ( trừ tỉnh Hủa Phăn và Tỉnh Luống phabang ), nơi đây thuộc phạm vi hoạt động mạnh của giặc để đối kháng với phong trào cách mạng; Trong bản xảy ra hàng loạt thiên tai và dịch bệnh như. Năm 1955 – 1970 bản bị lũ quét làm thiệt hại nhiều về diện tích đất đai nông nghiệp ( ruộng lúa nước ),của cải vật chất ( mỗi lần lũ về bị cuốn trôi ba ngôi nhà ) năm 1960 bản bị cháy thiêu huỷ hoàn toàn 38 ngôi nhà. Vào năm 1973 xảy ra nạn dịch bệnh Trâu làm chết 245 con Trâu. Trong giai đoạn này việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hình thức sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu và
phân tán
1976 – 1977
Đất nước đã hoàn toàn giải phóng và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.Trong giai đoạn này Đảng, nhà nước ưu tiên việc phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp lên hàng đầu so với các ngành kinh tế khác. Tình hình đất đai và tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
1978 – 1985
Giai đoạn này cả nước thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Bản Nam cọ kết hợp với bản Noong nhà má rồi chia thành 2 nhóm như : nhóm 1 là nhóm Nam cọ; nhóm 2 là nhóm Noong nhà má; mỗi nhóm là một hợp tác xã nông nghiệp, có chính quyền riêng và đều trực thuộc xã Pèch Huyện Pèch Tỉnh Xiêng Khoảng.Tình hình đất nông – lâm nghiệp và tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu và quản lý của hợp tác xã. Trong năm 1978 đã xảy ra nạn hạn hán làm gần 90% số dân bị đói.
1986 - 2001
Do hợp tác xã nông – lâm nghiệp không thành đạt nên đến năm 1986 hợp tác xã cả 2 nhóm bị giải tán. Lúc này đất ruộng đã được giao cho cá nhân ( chủ cũ ) hoạt động sản xuất, còn đất nông nghiệp khác chưa sử dụng và đất lâm nghệp ( rừng tự nhiên ) do nhà nước quản lý, có thể nói đây là tài nguyên rừng bị tàn phá nhất do sức ép của dân số, lượng thực, đất canh tác…Tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy tràn lan. Trong năm 1986 bản xảy ra nạn dịch tiêu chảy làm chết 13 người.
2001 - đến nay
Năm 1994 thực hiện nghị quyết của đại hội lần thứ V