Phương pháp kế thừa có chọn lọc số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 32 - 35)

CNƯƠNG III : Mục tiêu, nôi dung và phương pháp nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.3.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu

rừng .

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội của Bản nghiên cứu :

- Số liệu vị trí, địa lý, diện tích đất đai, địa chất thổ nhưỡng . - Các tài liệu về khí hậu thuỷ văn . `

- Tài liệu, bản đồ, thuyết minh chuyên nghành có trong khu vực . - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng .

- Những tài liệu đã có về nông lâm nghiệp .

- Tài liệu khuyến nông khuyến lâm ...và các tài liệu khác có liên quan.

3.4.3.2.Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của dân (PRA) .

Bước 1 : Tìm hiểu khái quát tình hình của bản .

- Diện tích đất đai tự nhiên, đất nông lâm nghiệp và các loại đất khác . - Tình hình dân sinh kinh tế .

- Những thuận lợi, khó khăn của bản hiện nay .

- Những nhu cầu của bản và hướng giải quyết theo thứ tự ưu tiên .

Bước 2 : Khảo sát và nắm bắt tình hình của dân trong bản.

- Tỉến hành khảo sát tình hình thu nhập của dân và phân loại ra thành 3 nhóm (nhóm thu nhập khá, trung bình và kém).

- Khảo sát các loại hình canh tác, các loại cây trồng vật nuôi .

Bước 3 : Vẽ sơ đồ hiện trạng sử dụng đất đai .

Sơ đồ hiện trạng của một nhóm người dân có am hiểu về địa hình, hiện trạng thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai, tham gia vẽ sơ đồ với sự giúp đỡ của nhóm cán bộ đánh giá nông thôn.

Sơ đồ hiện trạng của bản cần thể hiện những chi tiết :

- Phân chia hành chính, sông suối, hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, các loại rừng, các loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp và các công trình cố định.

- Phạm vi ranh giới đất nông – lâm nghiệp, các loại rừng, đất trồng…

Bước 4 : Đi lát cắt bản .

Mục đích của bước này nhằm thể hiện được các loại hình sử dụng đất trên các loại địa hình và sơ bộ đánh giá các chỉ tiêu : Tình hình sử dụng đất đai, hình thức tổ chức quản lý, vấn đề khó khăn đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đất đai và quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Các thức tiến hành : Trước hết người hướng dẫn làm rõ mục đích của việc xây dựng lát cắt và đồng thời cùng người cung cấp thông tin tham khảo bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sau đó tiến hành đi thực địa xem xét, nghiên cứu từng thực địa. Cần ghi chép những đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các hình thức tổ chức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, những khó khăn và giải pháp có thể cũng như các ý kiến về sử dụng đất, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong tương

lai, sau đó phải được người dân thẩm định lại một lần nữa các thông tin thu thập được từ các lát cắt khác nhau để hoàn chỉnh sơ đồ.

- Phía trên vẽ hiện trạng sử dụng đất của mỗi thực địa đi qua các tuyến lát cắt.

- Phía dưới : Trình bày những thông tin thu thập được theo cách lập biểu, sẽ là dữ liệu về lựa chọn cho hiện tại và tương lai đối với loại đất đó cũng như khó khăn và giải pháp.

Bước 5 : Phân loại cây trồng vật nuôi (sử dụng phương pháp mà trận để phân loại ).

Sử dụng phương pháp mà trận : phương pháp này được sử dụng bởi một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn đánh giá cây trồng, vật nuôi, mô hình canh tác, phương pháp này là một biểu mà hàng trên cùng là ghi các loại cây trồng, vật nuôi và các mô hình sản xuất của địa phương. Cột bên trái là các tiêu chí đánh gía cây trồng, vật nuôi hoặc mô hình canh tác, các hàng còn lại dành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cho từng cây trồng, vật nuôi và mô hình sản xuất. Kết quả đánh giá cho mọi tiêu chí cao nhất 10 điểm và thấp 1 điểm, hàng cuối cùng ghi thứ tự ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi và mô hình canh tác.

Người dân liệt kê những loại cây trồng, con vật và mô hình đã được chọn trồng, nuôi và canh tác ở địa phương, sau đó người hướng dẫn có thể gợi ý cho người dân thống nhất đưa ra các tiêu chí lựa chọn, dựa vào các chỉ tiêu so sánh và cho từng điểm các tiêu chí như : Phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương, dễ kiếm giống, dễ trồng, dễ nuôi, dễ thực hiện, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ ít bệnh dịch, hiệu quả kinh tế cao…

Bước 6 : Phân tícn lịch mùa vụ .

- Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong bản bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng lên biểu đồ lịch .

- Biểu đồ lịch mùa vụ gồm trục thời gian 12 tháng trong năm theo dương lịch.

- Biểu đồ lịch thời gian được người dân mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết, khí hậu như : lượng mưa, nhiệt độ theo tháng…, bằng phương pháp so sánh giữa các tháng, nông dân dễ dàng thống nhất đánh gía các yếu tố khí hậu, thời tiết.

Phần dưới mục thời gian được người dân mô tả các nhân tố mà họ quan tâm như : lịch gieo trồng các loại cây chính, các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp và hoạt động sản xuất khác …, lịch sử dụng lao động, lịch thu nhập và chi tiêu, lịch bệnh dịch sâu bệnh…, người dân phân tích từng nhân tố theo kinh nghiệm nhiều đời, họ dễ dàng đưa ra lịch mùa vụ thực tế tại bản của mình.

Bước 7 : Lựa chọn mô hình sản xuất nông lâm nghiệp .

Trước hết cả nhóm đưa ra một danh sách cụ thể về những vấn đề và các gỉai pháp có thể ( có sự nhất trí của người dân ), sau đó các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ phổ cập có thể bổ sung thêm những giải pháp khác và thảo luận tính khả thi những gỉai pháp kỹ thuật này. Sau khi xem xét lại các vấn đề và các giải pháp khác nhau, người hỗ trợ sẽ đặt ra câu hỏi để giúp đỡ người dân thấy rõ các mục sau khi người dân đã đưa ra những ý kiến của mình. Các bộ phổ cập sẽ trình bày những ý kiến của họ và giải thích nếu cần thiết. Sau đó người dân cần xem xét những ý kiến khác nhau và lựa chọn những mục tiêu nào mà họ mong muốn đạt được trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)