4.3.1 .Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất nônglâm nghiệp
4.4 Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, các chính sách nônglâm nghiệp
nghiệp, thị trường, và các yếu tố kinh tế – xã hội đến quản lý Bảo vệ tài nguyên rừng .
4.4.1. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quản lý bảo vệ tài nguyênrừng (vị trí địa lý - địa hình - đất đai – tài nguyên rừng ) rừng (vị trí địa lý - địa hình - đất đai – tài nguyên rừng )
Bản Nam cọ thuộc huyện Pèch là một huyện miền núi phía đông Nam miền trung Lào. Bản Nam cọ có địa hình rất phức tạp và chia cắt thành 2 vùng rõ rệt. Vùng Nam - Đông - Đông Bắc là vùng núi cao hẻo lánh nhiều vực thẳm có 1dãy núi chạy theo hướng Đông – Nam, độ dốc trung bình 30 –600 diện tích vùng này chiếm hơn 95% chủ yếu là rừng tự nhiên che phủ và một số ít đất canh tác. Vùng thung lũng, suối đoạn dưới hướng về phía Nam vùng này địa hình tương đối bằng phẳng độ dốc trung bình là 30 –400. Do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo nhiều loại đá mẹ khác nhau trải qua quá trình phong hoá mạnh giảm dần theo độ cao. Do phần lớn diện tích của bản che phủ bởi
rừng cây nên phần lớn đất đai có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên quá mạnh làm gây sức ép đến tài nguyên thiên nhiên rừng.
4.4.2. ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách nông lâm nghiệp. đến quản lý sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên rừng .
Chính sách nông lâm nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của người dân, nhưng nhu cầu của người dân không được đáp ứng theo nguyện vọng, người dân phải chịu ảnh hưởng áp lực rất lớn đến đời sống của họ. Vì vậy quản lý sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên rừng cần chặt chẽ, bền vững hơn cho tương lai phát triển.
4.4.3. ảnh hưởng của các yếu tố thị trường ….
thị trường và giá cả là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của người nông dân, là động lực thúc đẩy trong sản xuất nông lâm nghiệp. Hàng hoá được sản xuất ra không có thị trường là vấn đề tiêu thụ là vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là người dân miền núi…
Do đặc điểm là bản miền núi, việc mua bán sản phẩm nông –lâm nghiệp tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm hàng hoá quá thấp và bấp bênh. Trong khi giá thành sản phẩm hạ do điều kiện tiếp cận thi trường nông thôn yếu kém nên khi bán sản phẩm nông – lâm nghiệp người dân thường bị ép giá, thua thiệt. Vì vậy họ thấy công sức lao động chưa được đền bù xứng đáng nên không tạo được đà cho việc đầu tư thích đáng trong việc sử dụng đất đai. Bên cạnh đó những sản phẩm từ rừng như: Gỗ, động vật… giá cả rất cao nên người dân trong bản đại đa số đã bỏ hoang diện tích đất được giao
hoặc chỉ sản xuất lúa nương cho đủ ăn qua năm , quay sang làm nghề khai thác gỗ, lâm sản hoặc nghề khác.
Qua tìm hiểu từ người dân trong bản về tình hình mua bán của người dân trong bản với thị trường thấy rằng:
- Các loại mặt hàng chính của bản bán ra thị trường:
+ Bán ra thị trường trong huyện và ngoài tỉnh gồm có: Gạo, Gia súc, gia cầm, hành, tỏi, rau xanh… và các loại lâm sản như nấm, măng…Nhưng những sản phẩm được tiêu thụ ổn định nhất là Gạo, gia súc, gia cầm ( Trâu, bò, lợn) ớt với giá cả tương đối cao. Còn các loại mặt hàng khác thì cạnh tranh gay gắt với các bản khác, tất nhiên với giá cả quá rẻ.
+ Bán ra thị trường ngoài nước ( Việt Nam) Trâu, Bò, Ngô, Vừng, dệt thủ công, Vỏ dướng, nhựa dầu cây vừng… Các sản phẩm được tiêu thụ ổn định và giá cả cao là Trâu, Bò, Vỏ dướng ( Vỏ dướng dân trong bản chưa có kinh nghiệm thâm canh).
- Các loại sản phẩm hàng hoá được mua vào sử dụng chủ yếu là: Cá các loại, hoa quả các loại, vật tư, giống nông nghiệp (chủ yếu là nhập từ Thái Lan) và các loại mặt hàng đồ dùng khác như quần áo, các loại phương tiện máy móc…(nhập từ Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam ). Vậy sản phẩm sản xuất nông nghiệp ( trồng trọt ) được bán ra thi trường rất hạn chế và không ổn định ( trừ thóc và Gạo ), nên người dân ít đầu tư vào khâu này. Đây chứng tỏ rằng thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất.