Các giải pháp về chính sán h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 96)

4.5.2.1 Chính sánh về kinh tế xã hội .

Qua phần phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, mức độ ảnh hưởng của nó đến qủan lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại bản Nam cọ và kết hợp với kết quả đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) chúng ta đều thấy rằng trong các nhân tố thi nhân tố kinh tế gia đình của người dân trong bản có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự tồn tại của TNR.Vậy để quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững TNR, trước hết phải tập trung vào việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân trong bản.

4.5.2.1.1 Chính sách về đất đai .

Để góp phần tích cực cho công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững, đồng thời, khuyến khích sự phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ gia đình, đảm bảo an ninh môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chính sách đất đai cần hoàn thiện cụ thể những nội dung sau:

- Xác định cụ thể nghĩa vụ của các chủ đất là phải đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, từng bước tăng độ che phủ và tăng độ phì của đất trong quá trình sử dụng.

- Xây dựng các hình thức xử phạt nghiêm minh khi làm giảm độ che phủ, làm nghèo độ phì nhiêu của đất trong quá trình sử dụng.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

4.5.2.1.2 . Chính sách về đầu tư tín dụng .

Vốn là điều kiện không thể thiếu được với bất cứ hoạt động kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với các hộ gia đình ở vùng núi thì việc tạo ra được nguồn vốn là vấn đề khó khăn đối với họ.

Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

- Tổ chức hệ thống tín dụng, tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là nhóm hộ nghèo và trung bình được vay vốn ( Ngân hàng KN-KL) trung hạn

và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với mức lãi suất ưu đãi.

- Tăng mức đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phải nâng mức vốn vay, giảm mức lãi suất cho vay từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước, kéo dài thời hạn thanh toán cho nông dân, cung ứng nguồn vốn kịp thời tạo điều kiện cho quá trình sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nâng mức đầu tư vào công tác thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp, mô hình trang trại chăn nuôi.

- Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Xây dựng ngân hàng giống vật nuôi như : Trâu, Bò, để cho người dân vay bằng con vật và trả bằng con vật.

- Hỗ trợ kinh phí cho người dân đi thăm quan học tập và rút ra kinh nghiệm về các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp tiên tiến như: Mô hình trồng, khai thác và chế biến cây dướng xuất khẩu ở 5 huyện miền Nam của tỉnh, các mô hình nông lâm kết hợp ở các tỉnh phía Nam Việt Nam...

- Đơn gỉan và giảm bớt những thủ tục vay vốn đối với những hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm bảo cho người dân có điều kiện sản xuất.

-Hướng dẫn, tập huấn kinh nghiệm cho người dân về việc quản lý, sử dụng vốn và hạch toán kinh tế của gia đình trong quá trình sản xuất.

- Cần thành lập quĩ tính dụng lãi suất thấp cho mọi người dân, đặc biệt là ưu tiên cho người dân nghèo, hộ dân thiếu đất sản xuất cố định được vay vốn phục vụ vào sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi.

- Nhà nước cần nghiên cứu và xem xét khả năng cung cấp các loại sản phẩm chế biến từ nông lâm sản trên khu vực các tỉnh miền trung giáp ranh với 5 huyện miền Nam tỉnh Xiêng Khoảng để đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm sản trên khu vực này như : Chế biến thức ăn gia cầm

gia súc, nhà máy Đường... Để tăng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực.

4.5.2.1.3. Chính sách về thị trường nông lâm sản .

Thị trường giá cả nông lâm sản luôn được mọi người dân quan tâm trong quá trình kinh doanh sản xuất. Gía cả thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả lao động của người nông dân trên địa bàn, nó là yếu tố đánh giá kết quả quá trình sản xuất kinh doanh. Những chính sách của Nhà nước là yếu tố quan trọng có tác động đến quá trình sản xuất, nó điều tiết, cân đối năng lực sản xuất trong các quá trình hoạt động của nền kinh tế.

Để tăng cường khả năng quản lý, khuyến khích phát triển sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường, chính sách thị trường cần thực hiện các biện pháp sau :

-Thành lập các dịch vụ tư vấn ở cấp bản để cung cấp cho người dân những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như một số yếu tố khác về kỹ thuật nhằm giúp người dân tự lựa chọn cho mình những điều kiện trong sản xuất kinh doanh.

- Hoàn chỉnh các chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm sản, thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng.Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm sản như: Trâu, Bò, Ngô,Vừng, Gừng và các loại lâm sản như vỏ Dướng, Nhựa cây, dầu cây...

- Các cơ quan có trách nhiệm ( ngành thương mại, ngành kế hoạch và đầu tư ) từ cấp tỉnh đến huyện phải khẩn trương nghiên cứu các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tổng hợp cả trong và ngoài nước cho người dân.

-Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các sản phẩm gỗ và lâm sản của tổ chức kiểm lâm theo đúng quy định của Nhà nước.

4.5.2.2 Chính sách về môi trường .

Môi trường là tất cả của chúng ta, của cả loài người trên trái đất. Môi trường chỉ mới được coi trọng trên các văn bản, trong các nhà trường mà chưa được đặt trong cùng hệ thống của nền kinh tế xã hội. Nguyên nhân là do chưa lượng hoá được những ảnh hưởng và những tổn hại do môi trường gây ra cho nền kinh tế và cho sinh hoạt hàng ngày của con người. Vì vậy, chính sách về môi trường cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây :

- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Tăng cường đầu tư cho việc bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng và các hệ sinh thái để cải thiện môi trường sống.

- Xây dựng những khung hình phải chi tiết cụ thể cho những trường hợp vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

4.5.3 Các giải pháp kinh tế kỹ thuật nông lâm nghiệp .

Với 99,2% tổng số hộ trong bản là dựa vào kết quả sản xuất nông lâm nghiệp. Vậy việc tăng cường các giải pháp kinh tế kỹ thuật nông lâm nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao đời sống vật chất cho người dân dẫn tới việc quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật nông lâm nghiệp cần tập trung vào một vấn đề sau đây:

4.5.3.1. Điều tra phân tích đất đai trong việc quy hoạch sử dụng đất.

- Để đảm bảo cho sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao việc quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra phân tích đất của viện thổ nhưỡng ( đất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 huyện phía Bắc tỉnh

Xiêng Khoảng đẫ được hai viện thổ nhưỡng Lào và Việt Nam tiến hành điều tra phân tích từ tháng 10 –12 /2003).

- Phải lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với loại đất ( đất nào cây ấy). -Trong khâu bón phân cho cây trồng phải dựa vào tính chất lý hóa của đất.

4.5.3.2. Lựa chọn cây trồng vật nuôi và mô hình nông nghiệp tổng hợp.

Hệ thống cây trồng, vật nuôi và mô hình sản xuất được nông dân trong bản lựa chọn phải phù hợp với một số tiêu chí của địa phương như: Phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, dễ kiếm giống, dễ trồng, dễ nuôi, dễ thực hiện, đầu tư ít, có hiệu quả kinh tế, thị trường tiêu thụ bảo đảm… Trong thời gian nghiên cứu ở địa phương chúng tôi cùng người dân trong bản thảo luận và lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi và các mô hình sản xuất chủ yếu trong tương lai phù hợp với các tiêu chí mà người dân đưa ra như đã nêu ở trên như sau:

* Lựa chọn cây trồng:

+ Các loại cây hoa mầu gồm: ớt, Ngô, Tỏi, Hành các loại và lạc (biểu 4.7).

+ Cây ăn quả gồm: Xoài, Quýt, Me ngọt, Chuối (biểu 4.9).

+ Cây đặc sản, cây công nghiệp gồm: Dứa, dướng, Vừng và mía (biểu 4.10).

+ Giống lúa gồm: MaLy, Thá Đoóc Khăm I, Đo Đăm, Đo Tàn Fả (biểu4.8).

*Vật nuôi :

Vật nuôi chủ yếu mà thích hợp điều kiện của địa phương và mà là vật nuôi truyền thống lâu đời của dân trong bản là : Trâu, Bò, Gà các loại và lợn (biểu 11).

*Các mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp:

Mô hình thích hợp và được người dân trong bản lựa chọn là các mô hình:

a.Ruộng lúa một vụ + Vườn hoa màu Đông – xuân (Đ-X) + Gia cầm và lợn.

b.Ruộng lúa một vụ + Vườn hoa màu (Đ-X) + Đàn gia súc.

c.Ruộng lúa một vụ + Chăn nuôi tổng hợp.

d.Vườn cây ăn quả hoặc cây đặc sản ( cây công nghiệp ) + Chăn nuôi.

4.5.3.3. Nâng cao năng suất lúa ruộng nước.

Diện tích ruộng lúa nước của bản Nam cọ tương đối nhiều. Nhiều người dân đầu tư và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuất để nâng cao năng suất lúa nước, người dân trong bản có thể tự cung cấp được lượng lương thực cho hàng năm và hơn nữa còn thừa bán ra ngoài bản, nó góp phần làm giảm việc khai thác rừng để sản xuất lúa nương.

Các biện pháp nâng cao năng suất lúa nước gồm có:

- Sử dụng giống mới ( giống lại ) đẫ được sử dụng ở nhiều địa phương trong khu vực như : May ly, Thá Đoóc Khăm I.

- áp dụng kỹ thuật mới vào trong khâu gieo mạ, trồng, bón phân và thu hoạch.

- Chăm sóc, bón phân (sử dụng cả phân chuồng lẫn phân hoá học) đúng kỳ hạn của tuổi lúa.

4.5.3.4.áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi.

Chăn nuôi là ngành kinh tế tạo nguồn thu nhập bằng tiền mặt rất lớn cho người dân trong bản nhưng việc chăn nuôi trong thời gian qua chưa được người dân quan tâm đúng mức nhất là Trâu, Bò và coi nhẹ việc chăn sóc thuốc men cho vật nuôi. Để đảm bảo cho việc chăn nuôi trở thành một nghề chuyên nghiệp và có thu nhập từ nghề này được nâng lên hàng đầu cho mọi người dân trong bản. Trong khâu chăn nuôi cần có các giải pháp sau :

- Tổ chức xây dựng trạng trại nuôi Trâu, Bò của nhóm sở thích trong rừng tự nhiên, hướng dẫn nông dân trong nhóm thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật về chăn nuôi như hình thức quản lý, theo dõi, chăm sóc chu đáo, tiêm thuốc phòng dịch…

- Hướng dẫn người nông dân xây dựng trang trại nuôi gia cầm và lợn của gia đình trong vườn, đồng ruộng để tận dụng nguồn thức ăn gia cầm và đồng thời hướng dẫn chỉ đạo họ tận dụng đất đai của mình trồng các loại cây lương thực làm thức ăn cho vật nuôi như : Ngô, Sắn, các loại khoai … để giảm bớt nguồn chi phí mua thức ăn chế biến từ công nghiệp.

- Khẩn trương hoàn thiện và đầu tư đúng mức trạm sản xuất giống cá của phòng nông lâm nghiệp huyện để phục vụ nhiều hộ dân trong bản khác cần nuôi cá.

4.5.3.5. Nghiên cứu phổ cập kiến thức canh tác nông lâm nghiệp .

- Trước hết phải tiến hành phổ cập tuyên truyền các tài liệu, dữ liệu về TNR và các chính sách, pháp luật quản lý bảo vệ TNR như luật lâm nghiệp, luật đất đai, luật môi trường, luật hình sự... cho mọi người dân trong bản được thấu đáo.

- Dựa vào nội qui, qui định mà bản đã lập ra để thực hiện xử phạt đối với người dân trong bản và ngoài bản cố ý khai thác gỗ và lâm sản trái phép hoặc chặt phá rừng tự nhiên làm nương rẫy.

- Hàng năm trưởng bản phải có kế hoạch nhu cầu về gỗ để xây dựng nhà cho những gia đình chưa có nhà cửa ổn định, tiềm năng về lao động trình lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép khai thác gỗ chính thức theo luật lâm nghiệp đã qui định ( điều 28 luật lâm nghiệp ), tránh hiện trạng người dân nghèo và trung bình luôn là đối tượng bị sai phạm do không có nhà cửa.

- Hướng dẫn người dân sử dụng gỗ, củi và lâm sản khác theo phong tục tập quán phải bảo đảm sự cân bằng về TNR( điều 30 luật lâm nghiệp ).

4.5.3.6 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngoài gỗ .

Trong công tác kinh doanh lợi dụng rừng với mục tiêu phát triển biền vững việc khai thác sử dụng các sản phẩm ngoài gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có sức cạnh tranh trên thị trường lâm sản xuất khẩu, đã có vai trò quan trọng trong thu nhập của nền kinh tế. Các lâm sản ngoài gỗ như vỏ Dướng và dầu cây, măng nấm, tre và các loại dược thảo khác đã được người dân trên địa bàn khai thác sử dụng không hợp lý, gây lãng phí tài nguyên là do người dân chưa có ý thức chế biến các sản phẩm này thành hàng hoá trên thị trường.

Thành lập các cơ sở chế biến các lâm sản ngoài gỗ trở thành sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Kết hợp hài hoà giữa khoa học tiên tiến với những kiến thức bản địa có sẵn có của người dân địa phương, lựa chọn cây trồng vật nuôi, các mô hình canh tác phù hợp với nguyện vọng của người dân.

4.5.3.7 Các kỹ thuật nông nghiệp khác.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến vỏ dướng thành phẩm.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây lương thực xen các loại cây đặc sản, cây ăn quả, cây Tếch, cây Thông…

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại cây nông nghiệp trên đất dốc ( cây ăn qủa, cây đặc sản).

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hoa mầu như lạc, tỏi, khoai tây…

- Tập huấn nông dân kỹ thuật lai tạo giống cây ăn quả như : ghép cành, nối ngọn…

- Mở rộng và hướng dẫn kỹ thuật thử nghiệm trồng cây cao xu, cây chè trên địa bàn.

- Hướng dẫn người dân sản xuất phân bón tổng hợp từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Chương V

Kết luận , tồn tại và kiến nghị .

5.1.Kết luận .

Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiện, kinh tế xã hội, nhân văn, thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng biền vững, đề tài đi đến kết luận sau :

* Bản Nam cọ vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp, là bản thuộc vùng miền núi có diện tích đất đai 3350 .0 ha trong đó lâm nghiệp chiếm trên 88.2% diện tích tự nhiên, có nguồn tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm.

* Về điều kiện kinh tế xã hội : Bản Nam cọ là bản có vị trí gần trung tâm huyện Pèch, có hệ thông giao thông khá thuận lợi và ổn định. Bản có nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm và cần cù được tích luỹ qua nhiều thế hệ trong quá trình lao động sản xuất nhất là sản xuất lúa nước. Đây là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

* Công tác giao đất khoán rừng được thực hiện ở Bản Nam cọ từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 96)