.ảnh hưởng các yếu tố kinh tế,xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 87)

Kinh tế, xã hội làm mức độ ảnh hưởng của nó đến việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng tại bản Nam Cọ và kết hợp với kết quả đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân, chúng ta đều thấy rằng nhân tố kinh tế gia đình của người dân trong bản chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tồn tại của tài nguyên rừng. Vậy quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ta

cần tập chung vào việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân trong bản. Nhà nước và địa phương phải tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, tiềm năng lao động của người dân sẵn có. Nhà nước và địa phương phải góp phần tích cực cho công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng thì người dân không bị áp lực của ảnh hưởng về kinh tế, xã hội.

4.4.5 ảnh hưởng của tập quán canh tác .

4.4.5.1. ảnh hưởng của tập quán khai thác, sử dụng tài nguyên khônghợp lý . hợp lý .

Do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân bản Năm cọ đã dựa vào các nguồn tài nguyên rừng là chính. Họ đã vào rừng bằng mọi hình thức khai thác các sản phẩm của rừng nhất là gỗ, củi; hàng năm khoảng 80 m3 gỗ các loại và gần 300 ste củi bị dân khai thác tự do.

Với tập quán khai thác kiệt các nguồn tài nguyên rừng của người dân đã làm tài nguyên rừng và đất rừng của bản Nam cọ dần bị suy thoái, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học. Nhiều loại cây bản địa, động vật quý hiếm không những không được bảo vệ mà đang có nguy cơ bị diệt vong.

4.4.5.2.ảnh hưởng của tập quán chặt phá rừng làm nương rẫy.

Tập quán có từ lâu đời đối với người dân vùng núi, hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở những vùng có điều kiện khó khăn về địa hình hoặc không có điều kiện thâm canh. Tập qúan canh tác này đã đem lại nguồn thu trước mắt cho người dân trong bản nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường. Phương thức canh tác nương rẫy hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lượng dinh dưỡng sẵn có của đất nên năng suất không cao, không đáp ứng đủ cho người dân nhu cầu của người dân ngày càng tăng. Vì vậy, không đáp ứng được nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội. Vễ mặt xã hội, sản xuất không ổn định, sức sản xuất bị giảm dần, sản xuất không duy trì được đời sống cho con ngưòi. Về mặt môi trường đất đai bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do quá trình canh tác không có biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất.

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vữngtài nguyên rừng tại bản Nam cọ – Huyện Pèch – Tỉnh Xiêng Khoảng . tài nguyên rừng tại bản Nam cọ – Huyện Pèch – Tỉnh Xiêng Khoảng . 4.5.1Giải pháp về tổ chức

4.5.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai .

Quy hoạch sử dụng đất là sự đố trí sắp xếp hệ thống các biện pháp kỹ thật trong quá trình sử dụng đất nhằm tạo ra thế cân bằng động lực trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội. Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc xác định ranh giới quỹ đất đai cho phát triển những lợi ích về rừng cũng như mọi ngành mọi nghề trên địa bàn lãnh thổ.

Như vậy quy hoạch sử dụng đất cấp bản cần phải đảm bảo được 3 nguyên tác cơ bản sau đây :

4.5.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững

Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng khả năng quỹ đất, điều kiện kinh tế xã hội của bản. Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo tính thích nghi của cây trồng với điều kiện sinh thái, đồng thời có hiệu quả và bền vững lâu dài.

4.5.1.1.2. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp

Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với nguyện vọng lâu dài của người sử dụng đất, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái.

4.5.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo quan hệ chặt chẽ giữa quy hoạch vĩ mô vàvi mô . vi mô .

Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào nguyên tắc chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển nền kinh tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch chung của các cấp huyện, tỉnh, vùng và quốc gia.

4.5.1.2. Quy hoạch phân chia rừng theo chức năng .

Biểu 4.15: Quy hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng theo chức năng.

STT Các loại rừng

Diện

tích (ha) Chức năng Ghi chú

Đất lâm nghiệp 2952,4 1 Rừng tự nhiên 2698,4

1.1 Rừng bảo tồn 864,1 Bảo tồn nguồn gien. QLBV 1.2 Rừng phòng hộ 542,3 Phòng hộ đầu nguồn, chống xói

mòn…thu hái lâm sản.

QLBV

1.3 Rừng sản xuất 707,3 Gỗ lớn, nhỏ, củi và thu háI lâm sản khác.

QLBV và SD

1.4 Rừng phục hồi 584,4 Rừng non phục hồi sau nương rẫy và khai thác.

QLBV

2 Rừng trồng 18,3 Rừng trồng của hộ gia đình QLBV và SD

3 Rải rắc 236 QLBV và SD

- Kết hợp với chính quyền bản lập kế ước giao khoán quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng cho bản để làm cơ sở pháp lý cho việc nhận định quyền lợi, trách nhiệm giữa bản và nhà nước làm căn cứ để thực hiện chế tài

nếu có vi phạm hoặc thực hiện đường lối chính sách mà chính phủ đã ban hành.

- Dựa vào đường lối chính sách, pháp luật và kế ước giao khoán, cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm phải hướng dẫn bản cùng người dân tham gia lập nên điều lệ, nôi qui riêng để điều hành quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng của bản.

4.5.1.3.Tổ chức quản lý các loại đất, loại rừng .

Việc tổ chức qủan lý các loại đất loại rừng, việc quy hoạch sử dụng đất dóng vai trò quan trọng cho quá trình sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc phân cấp quản lý các loại đất loại rừng, tạo điều kiện cho việc qủan lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững trong tương lai.

Giải pháp quan trọng để quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững tại bản Nam cọ trước hết là điều chỉnh và bổ xung công tác giao đất khoán rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Điều chỉnh lại đất đã được giao trước đây.

- Thu hồi lại diện tích đất đã được giao hộ gia đình quá xa vị trí bản đất nằm sâu trong khu rừng tự nhiên và độ dốc quá cao từ 30 độ trở lên để tạo cho rừng phục hồi mới và chống xói mòn đất.

- Tổ chức thảo luận cùng những hộ gia đình thừa đất, không cần sử dụng đất ( đất nông nghiệp đã được giao trước đây bị bỏ hoang ) tư nguyên giao lại cho quĩ đất bản.

- Tiến hành điều tra tổng hợp đất đai đã thu hồi được và cộng lại với quĩ đất hiện có để giao cho hộ gia đình không có, có ít đất, cần sử dụng đất. Nhất là những hộ trung bình, nghèo không có hoặc có ít đất ruộng lúa nước và đất canh tác cố định với hình thức giao là tự nguyện nhận đất và giao bắt buộc để cho họ chuyển sang nền sản xuất hàng hoá thay thế phá rừng làm nương rẫy.

* Hoàn thiện công tác giao khoán rừng nhằm tổ chức quản lý bảo vệ tài rừng bền vững.

Phòng nông lâm nghiệp huyện kết hợp với chính quyền bản tiến hành điều tra qui hoạch bổ sung và điều chỉnh lại các loại rừng đã được giao trước đây đúng qui trình kỹ thuật lâm ngiệp và theo mục đích sử dụng thực tế, được người dân chấp nhận và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.5.1.4. Hoàn thiện tổ chức và đẩy mạnh công tác khuyến nông – khuyếnlâm . lâm .

Khuyến nông – khuyến lâm là một tổ chức hoạt động:

- Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiếnvề trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Bổ dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất, dịch vụ kinh doanh, thông tin về thị trường, giá cả nông sản để nôngdân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình.

Hệ thông KN- KL của nhà nước được thành lập là nòng cốt công tác KN- KL ở nước Lào. Tuy nhiên hệ thống đó chưa hoàn chỉnh về mặt tổ chức ở cấp huyện, cấp bản và chưa được hoạt động theo chức năng từ cấp tỉnh đến huyện. Vì vậy để xúc tiến quá trính sản xuất nông lâm nghiệp của hộ gia đình phát triển, công tác KN- KL phải được củng cố và hoàn thiện như sau:

- Cần phải kiện toàn hệ thống tổ chức KN – KL nhà nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời chú trọng tổ chức KN – KL nhân dân. Đặc biệt là ở huyện, thôn bản, quan trọng hơn nữa là các dịch vụ KN- KL phải tới được những hộ nghèo là những người ít có cơ hội, khả năng tiếp xúc với thông tin và thị trường.

- Tổ chức điều tra và lập nhóm cùng sở thích, đây là tổ chức mạng lưới khuyến nông bền vững như:

+ Nhóm sản xuất lúa nước. + Nhóm trồng cây ăn quả. + Nhóm trồng dướng. + Nhóm nuôi Trâu,Bò. + Nhóm nuôi Lợn…

- Phải có sự hoà nhập giữa các chương trình dự án tổ chức khuyến nông nhà nước trong địa bàn, để một mặt đào tạo được đội ngũ cán bộ khuyến nông chất lượng cao, mặt khác sẽ tạo ra nề nếp hoạt động dự án kết thúc.

- Đẩy mạnh các tổ chức quần thể , quần chúng ( như đoàn thanh niên, liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội chiến binh…) tham gia hoạt động khuyến nông nhằm giúp đỡ, động viên các hội viên của mình phát triển sản xuất nâng cao đời sống.

- Hệ khuyến nông nhà nước cần thử nghiệm và mở rộng, áp dụng các phương pháp tiếp cận khác nhằm thoả mãn nhu cầu của nông dân trên cơ sở

bản thân người dân là chính.

- Chính sách khuyến nông cần được bổ sung cho hoàn thiện trong thời gian tới. Trong đó chính sách đối với cán bộ khuyến nông rất quan trọng, đề nghị nhà nước quy định về nghành bậc cán bộ khuyến nông để chính thức hoá đội ngũ chuyên trách làm công việc khuyến nông. Ngoài ra chế độ khuyến khích cán bộ khuyến nông đi xuống cơ sở cũng phải được chỉ rõ nguồn tài chính.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hình thức hoạt động công tác KN – KL.( Cơ cấu tổ chức khuyến nông, Khuyến lâm đã đề xuất xem sơ đồ 4.4 ( trang bên ).

Bộ nông-lâm nghiệp

Cục KN_KL Tw Sở nông – lâm nghiệp tỉnh tỉnh

Chi cục KN_KL Các ngành ban trực thuộc sở N-L

-TT n. cứu và sản xuất giống - Trung tâm tập huấn KN-KL

Phòng nông – lâm huyện Chính quyền, Hội LHPN, Hội ND… -Trạm dịch vụ vật tự kỹ thuật

- Quan hệ nhiệm vụ dự án -Ngân hàng KN-KL -Công ty nông lâm nghiệp

Công tác viên về

Trồng trọt Công tác viên vềchăn nuôi Công tác viên vềLâm nghiệp

Nhóm sở thích hoặc hộ sản xuất điển hình Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân Hộ nông dân

Chú thích :

Chỉ đạo trực tiếp Quan hệ nghiệp vụ Quan hệ hợp tác * Trung tâm KN – KL tỉnh:

Qủan lý: về kề hoạch, tài chính, kỹ thuật.

- Có nhiệm vụ: Thực hiện hướng dẫn các chương trình KN – KL, phổ biến chuyển giao kỹ thuật, nông lâm nghiệp đến nhóm sở thích, quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước.

- Thức hiện đào tạo các phương pháp khuyến nông và nghiệp vụ khuyến nông.

- Kiểm tra thực hiện kế hoạch và chi tiêu tài chính .

* Phòng nông lâm nghiệp huyện ( Thông qua công tác của các ban trực thuộc).

- Có nhiệp vụ hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp, xây dựng mô hình, tham quan hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ và xây dựng nhóm sở thích tự quản. - Kiểm tra cồn việc theo kế hoạch và kinh phí thực hiện.

4.5.1.5.Tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp

Sản xuất nông lâm kết hợp, trước hết phải tiến hành phổ cập tuyên truyền các tài liệu, giữ liệu về các chính sách nông lâm, pháp luật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng như luật lâm nghiệp, luật đất đai, luật môi trường, luật hình sự…về lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho mọi người dân trong bản thấu đáo.

Cho phép người dân trong bản khai thác gỗ, lâm sản nhằm mục đích để phát triển nền kinh tế cho các hộ gia đình. Vì vậy tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp cần quy hoạch sử dụng đất đã được giao cho người dân, người dân phải làm tròn trách nhiệm mọi nhu cầu của nhà nước và địa phương đã giao.

4.5.2. Các giải pháp về chính sánh .4.5.2.1 Chính sánh về kinh tế xã hội . 4.5.2.1 Chính sánh về kinh tế xã hội .

Qua phần phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, mức độ ảnh hưởng của nó đến qủan lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại bản Nam cọ và kết hợp với kết quả đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) chúng ta đều thấy rằng trong các nhân tố thi nhân tố kinh tế gia đình của người dân trong bản có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự tồn tại của TNR.Vậy để quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững TNR, trước hết phải tập trung vào việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân trong bản.

4.5.2.1.1 Chính sách về đất đai .

Để góp phần tích cực cho công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững, đồng thời, khuyến khích sự phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ gia đình, đảm bảo an ninh môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chính sách đất đai cần hoàn thiện cụ thể những nội dung sau:

- Xác định cụ thể nghĩa vụ của các chủ đất là phải đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, từng bước tăng độ che phủ và tăng độ phì của đất trong quá trình sử dụng.

- Xây dựng các hình thức xử phạt nghiêm minh khi làm giảm độ che phủ, làm nghèo độ phì nhiêu của đất trong quá trình sử dụng.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

4.5.2.1.2 . Chính sách về đầu tư tín dụng .

Vốn là điều kiện không thể thiếu được với bất cứ hoạt động kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với các hộ gia đình ở vùng núi thì việc tạo ra được nguồn vốn là vấn đề khó khăn đối với họ.

Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

- Tổ chức hệ thống tín dụng, tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là nhóm hộ nghèo và trung bình được vay vốn ( Ngân hàng KN-KL) trung hạn

và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với mức lãi suất ưu đãi.

- Tăng mức đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phải nâng mức vốn vay, giảm mức lãi suất cho vay từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước, kéo dài thời hạn thanh toán cho nông dân, cung ứng nguồn vốn kịp thời tạo điều kiện cho quá trình sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nâng mức đầu tư vào công tác thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp, mô hình trang trại chăn nuôi.

- Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào việc quản lý bảo vệ tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 87)