Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 27 - 30)

CNƯƠNG III : Mục tiêu, nôi dung và phương pháp nghiên cứu

3.3 Nội dung nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng, phạm vi của đề tài chúng tôi xác định nội dung cụ thể là :

3.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của bản .

- Điều kiện tự nhiên . - Điều kiện kinh tế xã hội. - Lịch sử phát triển của bản.

3.3.2. Điều tra hiện trạng quản lý và sử dụng đất của bản .

- Qúa trình và kết qủa giao đất khoán rừng. - Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Hiện trạng quản lý sử dụng đất nông – lâm nghiệp.

- Thực trạng sử dụng đất và sản xuất nông – lâm nghiệp của hộ gia đình sau khi giao đất khoán rừng.

3.3.3. Tình hình thực hiện giao đất khoán rừng và triển khai các chính sáchnông – lâm nghiệp ảnh hưởng đến sử dụng đất của bản . nông – lâm nghiệp ảnh hưởng đến sử dụng đất của bản .

Các chính sách chủ yếu có ảnh hưởng quá trình sử dụng đất bao gồm : - Luật lâm nghiệp 1996.

- Luật đất đai 1997.

- Chính sach thuế và quản lý tài ngyên rừng .

- Chính sách đầu tư tín dụng trong phát triển lâm nghiệp .

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm - nông nghiệp có lẽ trước tiên phải kể đến hệ thống chính sách và pháp luật. Luật đất đai đã khẳng định rõ đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, có thể giao cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị xã hội, cũng như các hộ gia đình và cá nhân quản lý sử dụng lâu đài (điều1 ).Nhà nước quy định quyền và giới hạn sử dụng lâm – nông nghiệp (điều17,21 ). Các hộ gia đình, cá nhân nhận đất nông - lâm nghiệp đều có quyền trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp nếu sử dụng đất có hiệu quả trong 3 năm đầu đã giao (điều18,22 ). Trong luật còn qui định nhiều điều liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm việc sử dụng đất của người dân. Những chính sách này phát huy được thế mạnh đất đai và tài nguyên.

Các chính sách về đầu tư tín dụng trong nông nghiệp, chính sách về thuế và quản lý tài nguyên… cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.

3.3.4. Phân tích thị trường ảnh hưởng đến sử dụng đất .

Thị trường giá cả là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của người nông dân, là động lực thúc đẩy trong sản xuất nông lâm nghiệp. Hàng hoá được sản xuất ra không có thị trường là vấn đề thực tế phổ biến, đe dọa

nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là người dân miền núi…

Do đặc điểm bản miền núi, việc mua bán sản phẩm nông – lâm nghiệp tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm hàng hoá quá thấp và bấp bênh, trong khi giá thành sản phẩm hạ, do điều kiện tiếp cận thị trường nông thôn yếu kém nên khi bán sản phẩm nông lâm nghiệp người dân thường bị ép giá, thua thiệt, vì vậy họ thấy công sức lao động chưa được đền bù xứng đáng nên không tạo được đà cho việc đầu tư thích đáng trong việc sử dụng đất đai. Bên cạnh đó những sản phẩm từ rừng như : Gỗ, động vật… giá cả rất cao nên người dân trong bản đại đa số đã bỏ hoang diện tích được giao hoặc chỉ sản xuất lúa nương cho đủ ăn qua năm quay sang làm nghề khai thác gỗ, lâm sản hoặc nghề khác.

3.3.5. ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. .

3.3.5.1. ảnh hưởng của tập quán khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý.

Do điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, người dân bản Nam cọ đã dựa vào các nguồn tài nguyên rừng là chính. Họ đã vào rừng bằng mọi hình thức khai thác các sản phẩm của rừng nhất là gỗ, củi;

Với tập quán khai thác kiệt các nguồn tài nguyên rừng của người dân đã làm tài nguyên rừng và đất rừng của bản Nam cọ dần bị suy thoái, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học, nhiều loài cây bản địa, động vật quý hiếm không những không được bảo vệ mà đang có nguy cơ bị diệt vong.

3.3.5.2.ảnh hưởng của tập quán chặt phá rừng làm nương rẫy.

Tập quán đốt rừng làm nương rẫy đã có từ lâu đời đối với người dân vùng núi, hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở những vùng có điều kiện khó khăn về địa hình hoặc không có điều kiện thâm canh. Tập quán canh tác này đã đem lại nguồn thu trước mắt cho người dân trong bản nên nhiều hậu qủa nghiêm trọng

ảnh hưởng lâu dài đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường. Phương thức canh tác nương rẫy hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lượng dinh dưỡng sẵn có của đất nên năng suất không cao không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Vì vậy, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Về mặt xã hội, sản xuất không ổn định, sức sản xuất bị giảm dần, sản xuất không duy trì được đời sống cho con người. Về mặt môi trường đất đai bị xói mòn , rửa trôi, thoái hoá gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do quá trình canh tác không có biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất.

3.3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vữngtài nguyên rừng của bản . tài nguyên rừng của bản .

- Các giải pháp về tổ chức triển khai và thực hiện. - Các giải pháp về chính sách.

- Các giải pháp về kinh tế kỹ thuật nông – lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)