Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 40)

4.1 .Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của bản Nam cọ

4.1.2. Điều kiện tự nhiên

4.1.2.1. Vị trí địa lý .

Bản Nam cọ thuộc huyện Pèch là một huyện miền núi phía đông Nam miền trung Lào. Bản nằm cách trung tâm huyện 13 km về phía Tây.

- Hình .IV.1 Vị trí bản đồ Bản Nam cọ

- Phía bắc giáp với 4 Bản như: Bản Sạng; Bản Nam xấng huyện Pèch và Bản Khăng hông; Bản Hoại Hốc huyện Khun .

- Phía Nam giáp với Bản Khai.

- Phía Đông giáp Bản Nhuôn Thoong. - Phía Tây giáp Bản Đoong.

4.1.2.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng.

*Địa hình :Bản Nam cọ có địa hình rất phức tạp và chia cất thành 2 vùng rõ rễt. (Phụ biểu hình 4.2, hình 4.3).

- Vùng Nam - Đông - Đông Bắc là vùng núi cao hẻo lánh nhiều vực thẳm có 1dãy núi cạy theo hướng Đông – Nam dọc theo 2 dòng suối Pung nhang ; May Đáy và Sông Nam Khun tạo thành các thung lũng hẹp độ cao trung bình 800 m và đỉnh cao nhất ( núi He ) 1258 m với mặt biển, thuộc dãy núi Phu He và có độ đốc trung bình 25 –300 diện tích vùng này chiếm hơn 95% chủ yếu là rừng tự nhiên che phủ và một số ít đất canh tác.

- Vùng thung lũng suối Pung nhang ; May Đáy và Sông Nam Khun nhơ đoạn dưới hướng về phía Nam vùng này địa hình độ dốc trung bình là 10 –150 , vùng này chủ yếu là rựông lúa nước, vườn tạp và cây trồng (cây Tếch, cây Thông ). (Phụ biểu hình 4.4 : 4.5:4.6;4.7;4.8 ).

* Đất đai:

Do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo nhiều loại đá mẹ khác nhau như: sa thạch, phiến thạch sét, đá pheralit… trải qua quá trình phong hoá mạnh giảm dần theo độ cao. Do phần lớn diện tích của bản che phủ bởi rừng cây nên phần lớn đất đai có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Toàn diện tích tự nhiên của bản gồm có 3 loại đất chính như sau:

- Đất pheralit màu đỏ vàng độ dầy của tầng đất trung bình 50 - 80 cm loại này chiếm phần lớn diện tích và phân bố trên 500m trở lên.

- ĐấtFeralit mầu nâu vàng tầng dầy, phân bố chủ yếu ở dưới độ cao 500m, đất này thích hợp với sản xuất nông nghiệp như ruộng lúa nước vườn và chăn nuôi.

- Đất dốc tụ phân bố chủ yếu ở ven suối Nậm Ken, Huội Nhơ và các suối nhỏ khác. Hai bên khe suối lớn hình thành các bãi bằng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

4.1.2.3. Khí hậu.

Bản Nam cọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có đặc điểm không khí nóng ẩm, có số ngày và lượng mưa tập trung trong mùa này; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có đặc điểm không khí khô hạn và lạnh, có số ngày nắng tập trung ở mùa này .

Theo số liệu của trạm khí tượng sở nông - lâm nghiệp huyện Pèch tỉnh Xiêng Khoảng :

- Nhiệt độ trung bình trong năm 15,650c

- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 21.20c vào tháng 6 - Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm 80c vào tháng 1 - Nhiệt độ tối cao trong năm 280c

- Nhiệt độ tối thấp nhất trong năm - 0.10c

4.1.2.4. Thuỷ văn.

Hệ thống sông suối của bản bố trí khá dày đặc, trong đó Nam Nhuon là một nguồn nước chính cung cấp nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho cả bản. Ngoài ra còn nhiều suối nhỏ như : Nam Pháđin; Nam Đọk khe; Nam Thơn; Nam Noóng ốn ; Nam Văt; Nam Phá thọ; huội Hịnh; huội Tới; huội Thâu; huội Bung nhạng; huội May đáy…cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các thung lũng nhỏ và nuôi dưỡng nguồn nước cho các suối lớn để cung cấp đầy đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho bản.

( Phụ biểuhình 4.9;4.10;4.11 ).

4.1.2.5. Tài nguyên sinh vật .4.1.2.5.1.Thực vật rừng . 4.1.2.5.1.Thực vật rừng .

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu chúng tôi kế thừa số liệu điều tra qui hoạch đất lâm nghiệp tại bản Nam cọ năm 2001 của sở nông – lâm nghiệp huyện Pèch. Đồng thời khảo sát bổ sung bằng phương pháp phỏng vấn một số đối tượng trong nhân dân và sơ bộ khảo sát thực địa trong địa bàn nghiên cứu thấy rằng :

- Diện tích rừng tự nhiên bản Nam cọ chiếm tới 88.2% trong đó chủ yếu là rừng giàu và có một phần là rừng thứ sinh sau đó là nương rẫy, khai thác có khả năng tái sinh rất tốt.

- Lòai thực vật. Tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng theo kết quả khảo sát ngoài thực địa cùng với người dân và kết hợp với số liệu phỏng vấn một số người dân rất hiểu biết về rừng thì thực vật trong địa bàn, rất đa dạng và phong phú. Có nhiều loài thực vật thân gỗ có tên trong danh sách gỗ như : cây Thông ( Penus markusii & kasiya ), cây Kết lin ( Dismodium longipes ) ,cây Đu ( Pterocarpus macrocarpus ), cây Ươi ( Sterculialy chnophora ), cây Xoay ( Dialium cochninchinense ), cây Càổiláđỏ ( Castanopsis hystrix ), cây Cọ phèn ( Protium Serratum )ngoài ra còn có các loài lâm sản khác như: Dướng, giẻ, hoa phong lan và các loại dược thảo dạng củ lẫn dạng qủa, các loại tre nứa ( Vầu, mai, giang…) cùng các loại thực bì khác.

4.1.2.5.2. Động vật rừng.

Hơn 15 năm trước trong địa bàn Bản Nam cọ các loài động vật rừng rất phong phú đa dạng, nhưng do tình hình quản lý bảo vệ chưa chặt chẽ và cộng với tình trạng một số dân trong bàn và ngoài Bản săn bắn bừa bãi dẫn tới đa số động vật hoang dã qúi hiếm bị tuyệt chủng. Theo kết quả phỏng vấn một số người dân trong bản, hiện nay trên địa bàn có một số loài : Lợn rừng, Báo, Nai, Hươư, Gấu, Cheo cheo, khỉ, cầy, gà lôi, chim các loại thú khác.

4.1.3. Đặc điểm về kinh tế –xã hội4.1.3.1. Điều kiện kinh tế . 4.1.3.1. Điều kiện kinh tế .

Bản Nam cọ có diện tích ruộng nước 190.7 ha. trong đó ruộng 2 vụ là 77.4 ha, thu hoạch được 343,26 tấn thóc, bình quân đầu người được 362,47 kg /người / năm, có trâu 641 con, bò 154 con, lợn 202 con, gia cầm khác 1519 con, 33 máy xát gạo cỡ nhỏ, 8 quầy bán hàng, 21 công nghệ dệt thủ công, 614 xe đạp, 278 xe đẩy, 211 xe máy. Về thu nhập trong toàn Bản là: 2.439.545.000 kíp ; bình quân đầu người 2.576.077,08 kíp/người/năm, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, thu hái lâm sản và gỗ, ngoài ra còn có nguồn thu từ buôn bán nhỏ, dệt và các ngành thủ công khác.

4.1.3.2. Tình hình dân số lao động.

Theo số liệu thống kê và báo cáo ( của trưởng bản ) tính đến hết ngày 22/08/2001 Bản Nam cọ có 115 hộ gia đình trong đó nghề nông nghiệp chiếm 113 nhưng có 51 hộ chuyên sản xuất lúa nước, cò n 42 hộ sản xuất cả lúa nước và làm nương rẫy, 20 hộ sản xuất lúa nương; và 2 hộ phi nông nghiệp, có 947 khẩu trong đó nữ 451 khẩu và 392 lao động ( bao gồm 9 cán bộ nhà nước ).

4.1.3.3. Dân cư và dân tộc.

Bản Nam cọ bao gồm có 2 dân tộc ( Lào Lùm và Lào Thâng ), Lào thâng chiếm 96,52 % là dân tộc truyền thống lâu đời, còn dân tộc Lào Lùm chiếm 3,47% đến sinh sống tại bản ( chủ yếu là do quan hệ hôn nhân ).

4.1.3.4. Giao thông .

Bản Nam cọ có đường số 7 qua bản, đi lại trong khu vực hoàn toàn bằng đường bộ, tuyến đường Ô tô dài 13 km từ bản đi thẳng vào trung tâm huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại buôn bán cho dân bản, ngoài ra còn một số đường bộ( đường cấp 4, cấp 5 ) đi lại giao lưu giữa các bản lâncận.

( Phụ biểu hình 4.12;4.13 ).

4.1.3.5. Thuỷ lợi.

Cả bản có 12 đập, trong đó có 3 đập Bê Tông cỡ nhỏ( do dự án NAWACOP đầu tư xây dựng ) và 9 đập tạm thời do dân tự làm có khả năng tưới tiêu trong vụ hè thu gần 147 ha và vụ đông xuân 45,3 ha. Nhưng so với yêu cầu thực tế và tiềm năng về diện tích nông nghiệp với nguồn nước phục vụ sản xuất vẫn còn hiện trạng thiếu thốn nhiều. Hệ thống đập, mương chưa đầy đủ để cung cấp và phục vụ cho dân bản. Nhà nước cần chú ý đầu tư thêm để góp phần cho nền sản xuất nông nghiệp, hàng hoá phát triển hơn.( Phụ biểu hình 4.14;4.15 ).

4.1.3.6. Điều kiện thị trường.

Do vị trí của bản nằm sát trung tâm huyện nên đã tạo điều kiện phần nào cho việc dịch vụ mua bán và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp mà bản đã sản xuất ra. Ngoài ra trong bản còn có một số quầy bán hàng tạp phẩm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nhưng so với mức yêu cầu thực tế về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp hiện nay của bản còn rất nhỏ chỉ có một chợ ở trung tâm huyện. Vậy việc mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp rất khó khăn, cạnh tranh mạnh mẽ với cùng loại mặt hàng của bản khác. Trong khu vực này không có cơ sở chế biến sản phẩm nông – lâm sản và các hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán hàng hoá nông – lâm nghiệp, cho lên chuyên nghiệp trong toàn khu vực quá yếu thậm chí có vài năm không hoạt động gì cả nó làm ảnh hưởng đến nhu cầu kinh tế người dân trong bản.

4.1.3.7. Văn hoá.

Dân bản Nam cọ hầu hết hướng theo tín đồ ma quỷ và 4 gia đình hướng theo phật giáo.Trong bản không có ngôi chùa, hàng năm trên bản Nam cọ cũng như dân Lào Lùm bản khác thường xuyên tổ chức lễ hội phật giáo, lễ cúng người đã khuất như Bun Pi May ( tết cổ truyển ).

4.1.3.8. Y tế.

Sử dụng dịch vụ y tế chủ yếu của dân bản là bệnh viện đa khoa của huyện. Ngoài ra bản có một số cộng tác viên dân số, kế hoạch hoá gia đình cho cả bản. Các phụ nữ sinh đẻ có quyền được chăm sóc sức khoẻ cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh.

4.1.3.9 Mức sống( mức độ giàu nghèo ) .

Biểu 4.2: Phân loại kinh tế hộ gia đình của Bản Nan cọ.

STT. Nội dung điều tra Số hộ Tỷ lệ ( % ) Ghi chú

1 Toàn Bản 115 100

2 Nhóm hộ khá 19 16.52

3 Nhóm hộ trung bình 51 44.35

4 Nhóm hộ nghèo 45 39.13 Có 9 hộ đói

Với số liệu trên nhóm hộ kinh tế khá quá ít trong khi đó nhóm hộ nghèo và đói còn rất cao đây chỉ là số liệu đánh giá chung của dân bản, nhưng nếu so với tiêu chuẩn phân loại thực tế mà họ nêu ra số hộ nghèo còn cao hơn nữa.

4.1.3.10.Tập quán sản xuất.* Sản xuất nông nghiệp. * Sản xuất nông nghiệp.

Theo báo cáo thống kê, bản Nam cọ trong tổng số 115 hộ gia đình thì có 113 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 98.26 %.

Bản Nam cọ tổng diện tích nông nghiệp 244 ha bình quân 2,2 ha / hộ trong đó có 190.7 ha đất ruộng lúa nước ( 77.4 ha ruộng lúa 2 vụ ). Qũi đất nông nghiệp của bản nhìn chung là tương đối nhiều. Song ngoài việc sản xuất lúa nước, đa số dân trong bản ( khoảng 1/3 nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo ) chỉ sản xuất thêm lúa nương để cho đủ thóc ăn qua năm, còn cây ăn quả, cây hoa màu họ chưa

có ý thức làm để thêm thu nhập cho gia đình, còn cây đặc sản họ chỉ trồng và sản xuất rất ít ( sản xuất để đủ dùng ).

- Việc sản xuất lúa nước được coi là nghề sản xuất chính và là nguồn thu nhập chính của dân bản, đây là một nghề sản xuất truyền thống lâu đời của họ ( lúa một vụ). Nhưng với diện tích ruộng nước 190.7 ha/93 hộ trung bình 2,1 ha/hộ mỗi năm chỉ đạt năng suất 1.8 – 2 tấn/ha và ruộng lúa đông – xuân chỉ đạt 2–2.5 tấn/ha. Trong số 113 hộ sản xuất nông nghiệp thì có 20 hộ không có diện tích lúa nước còn trong số 93 hộ có diện tích ruộng lúa nước thì hơn 1/3 hộ có diện tích ruộng lúa nước quá ít, hàng năm để có đủ thóc ăn qua năm những hộ này phải nhờ vào sản xuất lúa nương. Do tập quán sản xuất lạc hậu cộng với sự đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa được chú trọng, thiếu áp dụng kỹ thuật mới, thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Nên sản lượng lương thực nhìn chung của bản rất thấp so với tiềm năng đất đai, dẫn tới việc lương thực không đảm bảo, nhiều hộ thiếu ăn từ 1- 6 tháng, cá biệt có những hộ thiếu quanh năm, trừ những ngày mới thu hoạch mùa.

Qua khảo sát 18 hộ cho thấy mức độ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng quá thấp và thậm chí nhiều gia đình không được đầu tư kíp nào vào công việc sản xuất của mình. Đa số hộ không sử dụng giống mới, một vấn đề khó khăn nữa là cả huyện thiếu thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp. Các loại vật tư ( phân bón, giống… ) được dân trong bản sử dụng chủ yếu là từ thị trường Thái Lan với giá cả rất cao, dân trong bản thiếu nhiều về kinh phí ngoại tệ, tiền mặt để trực tiếp mua, chỉ có một số hộ kinh tế khá và vài hộ dân trung bình trực tiếp mua.

Chúng tôi xin nêu một ví dụ: Trong vụ sản xuất lúa mùa năm 2003, ngân hàng KN – KL chi nhánh Pèch đã xuất một nguồn vốn giao cho một thương dân quyền dịch vụ tín dụng về phân bón hoá học cho các cơ sở sản xuất lúa trong toàn huyện với 2 hình thức dịch vụ :

Thương nhân đưa phân bón đi các thôn bản để bán trức tiếp bằng tiền mặt với giá 1 bao ( 50 kg ) phân bón 15-15-15 là105.000 kíp ( 1 kíp L= 1.6 đồngVN ).

* Hình thức cho vay :

- Cho vay dưới 2 tháng kể từ ngày mua với mức lãi suất 9.5 % / 1 lần tức là giá 115.000 kíp.

- Cho vay đến khi thu hoạch lúa mùa ( thời gian không quá 6 tháng ) với mức lãi suất 38 % /1 lần tức là 1 bao phân bón với giá thu hồi là 145.000 kíp.

Tình hình sản xuất cây ăn quả, cây đặc sản, cây công nghiệp, cây hoa màu và cây lương thực khác còn rất yếu kém, thậm chí nhiều loại cây không được sản xuất như cây đặc sản, cây công nghiệp. Riêng cây hoa màu được người dân trồng trên diện tích lúa một vụ và các mảnh đất phẳng ven suối nhưng chỉ có một số gia đình trong bản sản xuất cây hoa màu chủ yếu là : tỏi, hành, thuốc lá, dưa chuột và các loại rau xanh khác. Mỗi hộ chỉ sản xuất một ít đủ dùng trong gia đình, họ chưa đáp ứng được nhu cầu để trở thành nền sản xuất hàng hoá .

Về chăn nuôi: là khâu có rất nhiều triển vọng trong tương lai của dân bản và là khâu đứng thứ hai sau ruộng lúa nước mà đã được dân trong bản trú trọng từ trước đến nay, đây là một nguồn thu nhập lớn cho hộ gia đình. Các loài vật nuôi chủ yếu của dân bản gồm có: Trâu, bò, lợn, gà tây, gà thường…; trong đó trâu, bò được dân bản gây nuôi phổ biến nhất. Việc chăn nuôi được người dân trong bản đầu tư đáng kể và cao hơn mức đầu tư vào khâu trồng trọt, chủ yếu là đầu tư vào trong việc nuôi lợn, gà tây, gà thường...: mua giống, thức ăn (cám, thức ăn chế biến…).Tuy bản có tiềm năng đất rất lớn nhưng người dân ở đây chưa ý thức được trồng các loại cây lương thực để làm thức ăn cho gia súc như ngô, sắn, các loại khoai…riêng việc nuôi trâu, bò thì người dân thường có thói quen là chỉ cần kế thừa giống từ cha mẹ hoặc mua về rồi thả rông vào trong rừng và được người chủ theo dõi hàng tháng.Trong việc chăm sóc và phòng chống dịch bệnh rất ít được người dân quan tâm, tuy trong bản đã có dự án phát triển chăn nuôi của cộng đồng Châu Âu( Lào-EU ) và dự án phát triển nông thôn của Châu á

(NAWACOP ; ifad) tài trợ cho việc tập huấn, thuốc men, dụng cụ thú y nhưng đa số người dân chưa chú ý tới. Hàng năm xuất hiện nhiều dịch bệnh gia súc gia cầm làm hàng loạt súc vật cả lớn lẫn nhỏ bị chết. Cụ thể trong năm 2001 theo báo cáo của trưởng bản có 20 con trâu lớn nhỏ, hơn 10 con lợn, khoảng 1000 gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)