Biểu 4.2: Phân loại kinh tế hộ gia đình của Bản Nan cọ.
STT. Nội dung điều tra Số hộ Tỷ lệ ( % ) Ghi chú
1 Toàn Bản 115 100
2 Nhóm hộ khá 19 16.52
3 Nhóm hộ trung bình 51 44.35
4 Nhóm hộ nghèo 45 39.13 Có 9 hộ đói
Với số liệu trên nhóm hộ kinh tế khá quá ít trong khi đó nhóm hộ nghèo và đói còn rất cao đây chỉ là số liệu đánh giá chung của dân bản, nhưng nếu so với tiêu chuẩn phân loại thực tế mà họ nêu ra số hộ nghèo còn cao hơn nữa.
4.1.3.10.Tập quán sản xuất. * Sản xuất nông nghiệp.
Theo báo cáo thống kê, bản Nam cọ trong tổng số 115 hộ gia đình thì có 113 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 98.26 %.
Bản Nam cọ tổng diện tích nông nghiệp 244 ha bình quân 2,2 ha / hộ trong đó có 190.7 ha đất ruộng lúa nước ( 77.4 ha ruộng lúa 2 vụ ). Qũi đất nông nghiệp của bản nhìn chung là tương đối nhiều. Song ngoài việc sản xuất lúa nước, đa số dân trong bản ( khoảng 1/3 nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo ) chỉ sản xuất thêm lúa nương để cho đủ thóc ăn qua năm, còn cây ăn quả, cây hoa màu họ chưa
có ý thức làm để thêm thu nhập cho gia đình, còn cây đặc sản họ chỉ trồng và sản xuất rất ít ( sản xuất để đủ dùng ).
- Việc sản xuất lúa nước được coi là nghề sản xuất chính và là nguồn thu nhập chính của dân bản, đây là một nghề sản xuất truyền thống lâu đời của họ ( lúa một vụ). Nhưng với diện tích ruộng nước 190.7 ha/93 hộ trung bình 2,1 ha/hộ mỗi năm chỉ đạt năng suất 1.8 – 2 tấn/ha và ruộng lúa đông – xuân chỉ đạt 2–2.5 tấn/ha. Trong số 113 hộ sản xuất nông nghiệp thì có 20 hộ không có diện tích lúa nước còn trong số 93 hộ có diện tích ruộng lúa nước thì hơn 1/3 hộ có diện tích ruộng lúa nước quá ít, hàng năm để có đủ thóc ăn qua năm những hộ này phải nhờ vào sản xuất lúa nương. Do tập quán sản xuất lạc hậu cộng với sự đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa được chú trọng, thiếu áp dụng kỹ thuật mới, thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Nên sản lượng lương thực nhìn chung của bản rất thấp so với tiềm năng đất đai, dẫn tới việc lương thực không đảm bảo, nhiều hộ thiếu ăn từ 1- 6 tháng, cá biệt có những hộ thiếu quanh năm, trừ những ngày mới thu hoạch mùa.
Qua khảo sát 18 hộ cho thấy mức độ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng quá thấp và thậm chí nhiều gia đình không được đầu tư kíp nào vào công việc sản xuất của mình. Đa số hộ không sử dụng giống mới, một vấn đề khó khăn nữa là cả huyện thiếu thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp. Các loại vật tư ( phân bón, giống… ) được dân trong bản sử dụng chủ yếu là từ thị trường Thái Lan với giá cả rất cao, dân trong bản thiếu nhiều về kinh phí ngoại tệ, tiền mặt để trực tiếp mua, chỉ có một số hộ kinh tế khá và vài hộ dân trung bình trực tiếp mua.
Chúng tôi xin nêu một ví dụ: Trong vụ sản xuất lúa mùa năm 2003, ngân hàng KN – KL chi nhánh Pèch đã xuất một nguồn vốn giao cho một thương dân quyền dịch vụ tín dụng về phân bón hoá học cho các cơ sở sản xuất lúa trong toàn huyện với 2 hình thức dịch vụ :
Thương nhân đưa phân bón đi các thôn bản để bán trức tiếp bằng tiền mặt với giá 1 bao ( 50 kg ) phân bón 15-15-15 là105.000 kíp ( 1 kíp L= 1.6 đồngVN ).
* Hình thức cho vay :
- Cho vay dưới 2 tháng kể từ ngày mua với mức lãi suất 9.5 % / 1 lần tức là giá 115.000 kíp.
- Cho vay đến khi thu hoạch lúa mùa ( thời gian không quá 6 tháng ) với mức lãi suất 38 % /1 lần tức là 1 bao phân bón với giá thu hồi là 145.000 kíp.
Tình hình sản xuất cây ăn quả, cây đặc sản, cây công nghiệp, cây hoa màu và cây lương thực khác còn rất yếu kém, thậm chí nhiều loại cây không được sản xuất như cây đặc sản, cây công nghiệp. Riêng cây hoa màu được người dân trồng trên diện tích lúa một vụ và các mảnh đất phẳng ven suối nhưng chỉ có một số gia đình trong bản sản xuất cây hoa màu chủ yếu là : tỏi, hành, thuốc lá, dưa chuột và các loại rau xanh khác. Mỗi hộ chỉ sản xuất một ít đủ dùng trong gia đình, họ chưa đáp ứng được nhu cầu để trở thành nền sản xuất hàng hoá .
Về chăn nuôi: là khâu có rất nhiều triển vọng trong tương lai của dân bản và là khâu đứng thứ hai sau ruộng lúa nước mà đã được dân trong bản trú trọng từ trước đến nay, đây là một nguồn thu nhập lớn cho hộ gia đình. Các loài vật nuôi chủ yếu của dân bản gồm có: Trâu, bò, lợn, gà tây, gà thường…; trong đó trâu, bò được dân bản gây nuôi phổ biến nhất. Việc chăn nuôi được người dân trong bản đầu tư đáng kể và cao hơn mức đầu tư vào khâu trồng trọt, chủ yếu là đầu tư vào trong việc nuôi lợn, gà tây, gà thường...: mua giống, thức ăn (cám, thức ăn chế biến…).Tuy bản có tiềm năng đất rất lớn nhưng người dân ở đây chưa ý thức được trồng các loại cây lương thực để làm thức ăn cho gia súc như ngô, sắn, các loại khoai…riêng việc nuôi trâu, bò thì người dân thường có thói quen là chỉ cần kế thừa giống từ cha mẹ hoặc mua về rồi thả rông vào trong rừng và được người chủ theo dõi hàng tháng.Trong việc chăm sóc và phòng chống dịch bệnh rất ít được người dân quan tâm, tuy trong bản đã có dự án phát triển chăn nuôi của cộng đồng Châu Âu( Lào-EU ) và dự án phát triển nông thôn của Châu á
(NAWACOP ; ifad) tài trợ cho việc tập huấn, thuốc men, dụng cụ thú y nhưng đa số người dân chưa chú ý tới. Hàng năm xuất hiện nhiều dịch bệnh gia súc gia cầm làm hàng loạt súc vật cả lớn lẫn nhỏ bị chết. Cụ thể trong năm 2001 theo báo cáo của trưởng bản có 20 con trâu lớn nhỏ, hơn 10 con lợn, khoảng 1000 gia cầm bị chết do dịch bệnh.
Trong mấy năm gần đây kể từ khi các Dự án hỗ trợ xuất hiện tại bản như dự án NAWACOP/Lào/2006; ifad/Lào/1997 và dự án Lào - EU(2001). Tuy còn rất hạn chế nhưng cũng đã giành được khá nhiều nguồn vốn phát triển nông nghiệp như : Nguồn vốn xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tập huấn nông dân, tiến hành thử nghiệm các mô hình sản xuất cho nông dân cụ thể: Thử nghiệm trồng nấm, sản xuất lúa Đông- Xuân, trồng các loại hoa màu ( họ đậu) theo qui trình kỹ thuật mới…ifad/Lào/1997,xây dựng và tập huấn công tác viên hoạt động dịch vụ thú y, hỗ trợ kinh phí cho nông dân đi thăm quan để rút kinh nghiệm về chăn nuôi, thử nghiệm trang trại (Farm) nuôi gia cầm tổng hợp (Lào - EU). Vốn đã có, một số người dân đã chủ động tiến triển trong sản xuất nông nghiệp như lúa nước và hoa màu trong vụ Đông- xuân, tự bỏ vốn xây dựng trang trại nuôi gia cầm tổng hợp, điển hình là gia đình ông Chan In. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất của các hộ gia đình trong tình trạng thiếu hỗ trợ về vốn, kỹ thuật giống, vật tư nông nghiệp cho nên dẫn tới số lượng và chất lượng sản xuất thấp, chưa đem lại hiệu quả cao cho kinh tế và chưa xây dựng được mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững.
* Sản xuất lâm nghiệp.
Với diện tích rừng tự nhiên 2698,4 ha chiếm 80,55 % tổng diện tích tự nhiên của toàn bản, đây là con số rất lớn mà phòng nông lâm huyện đã giao cho bản quản lý bảo vệ và sử dụng. Tuy nhiên trong khâu sản xuất lâm nghiệp từ trước đến nay chủ yếu khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác. Ngoài gỗ để dùng trong gia đình còn bán ra cả trong và ngoài bản.
- Khai thác gỗ và lâm sản.
Biểu 4.3: Thống kê một số sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên trong năm 2001.
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Ghi chú
1 2 3 4 5 Gỗ xẻ các loại. Củi đốt. Măng các loại. Nấm các loại. Các loại vỏ và dầu cây
M3 m3 Tấn Tấn Tấn 150 780 2 3 2
Nguồn cung cấp số liệu: Trưởng bản ngày 12/ 01/ 2004.
- Khai thác gỗ :
Do tình hình kinh tế của dân bản có nhiều khó khăn, nhất là những hộ kinh tế trung bình và nghèo. Để có nhà ở, có lương thực ăn qua năm, có tiền mua thuốc men và đồ dùng khác những hộ này thường dựa vào khai thác gỗ. Hàng năm rừng cây trong phạm vi bản quản lý bị dân trong bản khai thác bừa bãi không kém 100 m3 gỗ tròn các loại.Theo báo cáo của trưởng bản trong năm 2003 ước tính số lượng gỗ khai thác cả bản khoảng 150 m3gỗ các loại (sau khi khai thác họ tự xẻ bằng công cụ xẻ gỗ thủ công ). Ngoài sử dụng gỗ vào xây dựng còn được họ bán hoặc trao đổi vật liệu xây dựng ở trong và ngoài bản với giá bán trung bình từ 650 – 1.500 nghìn kíp/ m3. ( Phụ biểu hình 4.16 ).
- Khai thác gỗ củi :
Gỗ củi là một nguồn năng lượng được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và không thể thiếu được của dân trong bản. Theo số liệu của trưởng bản cung cấp
là trong năm 2001 số lượng gỗ củi khai thác thực tế ước tính khoảng 780 m3 , trung bình 10 m3 củi / hộ/ năm. ( Phụ biểu hình 4.17;4.18 ).
- Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ : + Măng và nấm :
Đây là một nguồn thức ăn của dân bản và là một nguồn thu nhập đáng kể của những hộ gia đình có kinh tế trung bình và là nguồn thu nhập khá lớn cho hầu hết những hộ nghèo. Sản phẩm Măng, nấm chủ yếu được họ mang ra bán trong thị trường huyện, một số tự do bán cho phiên chợ Xiêng khoảng – Viêng
Chăn.Theo số liệu của bản trong năm 2003 măng và nấm khai thác được ước tính khoảng 3 tấn nấm và 2 tấn măng.
+ Dầu cây các loại, vỏ cây rừng (Dướng,Giẻ) :
Được dân bản khai thác thường xuyên hàng năm, sản phẩm loại này do một số thương dân thu mua và xuất khẩu sang thị trường viêng Chăn. Nhưng do yêu cầu thu mua với số lượng hạn chế của người dân Viêng Chăn cộng với giá cả tương đối thấp cho nên sản phẩm loại này được khai thác hàng năm với số lượng rất nhỏ.
+ Trồng rừng :
Dựa vào tiềm năng dồi dào của rừng tự nhiên và cộng với thiếu hỗ trợ trong khâu trồng rừng nên việc trồng cây gây rừng là một việc mà dân bản ít quan tâm.Theo báo cáo của trưởng bản thì cả bản có 15 ha rừng trồng( tếch , Thông), nhưng chủ yếu là rừng trồng trước khi giao đất khoán rừng.( Phụ biểu hình 4.19;4.20 ).
Bản Nam cọ là một bản có lịch sử từ lâu đời nên hệ thống quản lý bản được kiện toàn. Theo cơ cấu phổ biến từ trước đến nay nhất là từ 1994 lại đây ( sau khi xoá bỏ chính quyền xã ). Ban quản lý bản gồm :
- Chi bộ Đảng gồm : Bí thư, phó bí thư chi bộ Đảng.
- Ban lãnh đạo quản lý bản : Trưởng bản, 2 phó trưởng bản.
+ Trưởng bản chỉ đạo chung về mọi mặt nhất là về chính trị, tư tưởng, kinh tế, quân sự, khuyến nông-khuyến lâm.
+Phó trưởng bản thứ nhất: Chỉ đạo trực tiếp về kinh tế, văn hoá và xã hội của bản.
+ Phó trưởng bản thứ hai: Chỉ đạo trực tiếp khối quốc phòng an ninh của bản .
- Trưởng, phó uỷ ban mặt trận tổ quốc. - Hội trưởng, phó hội phụ nữ.
- Trưởng đoàn thanh niên. - Dân quân Bản
Ngoài ra còn có một số cán bộ phụ trách trực tiếp các ban ngành của bản, phụ trách nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính và địa chính, hội nông dân…
Do đặc điểm của hệ tổ chức quản lý về dân sự của nước CHDCND Lào đã bỏ qua hệ thống quản lý Xã .Vậy bản được sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của huyện, hệ thống chỉ đạo bản đã biểu hiện ở sơ đồ 4.1
Sơ đồ 4.1 : Hệ thống quản lý Bản Nam cọ.
- IG1 = Nhóm nông nghiệp - IG2 = Nhóm lâm nghiệp - IG3 = Nhóm thuỷ lợi - IG4 = Nhóm kinh tế
- IG5 = Nhóm chăn nuôi thú y
Qua sơ đồ chúng ta thấy được sự chỉ đạo có mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp của các cơ quan, phòng ban của huyện đến sự phát triển kinh tế xã hội của bản Nam cọ như sau:
- UBND huyện ( thông qua chỉ đạo trực tiếp của chánh văn phòng huyện ) - Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
- Phòng nông – lâm huyện (thông qua sự hướng dẫn trực tiếp của ban trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ lợi ).
- Đoàn thanh niên huyện. - Trưởng Bản 1 - Phó trưởng Bản 1 - Phó trưởng Bản 2 Bản khuyến nông- khuyến lâm (VDC) Dân quân Bản Hội trưởng phụ nữ Bản Uỷ ban
mặt trận Công anBản Thanhniên tình nguyện
IG3 IG4 IG5
IG2 IG1
Ngoài ra còn nhiều ban chức năng của huyện có liên quan đến việc chỉ đạo bản như : Khối quân sự, phòng y tế, phòng văn hoá, phòng thương binh xã hội và lao động…
4.2. Kết quả thực hiện chính sách giao đất khoán rừng.
4.2.1. Chính sách giao đất giao rừng và triển khai thực hiện giao đất khoánrừng trong Bản Nam cọ nước CHDCND Lào . rừng trong Bản Nam cọ nước CHDCND Lào .
Bản Nam cọ nằm sát ngay khu vực trung tâm huyện Pèch. Đây là một huyện miền núi và là một huyện chiến lược về an ninh, quốc phòng, kinh tế của khu vực 4 huyện phía Bắc của tỉnh Xiêng Khoảng . Huyện rất coi trọng công tác giao đất khoán rừng, xem đây là một chiến lược duy nhất để phát triển kinh tế nông nghiệp đi đôi với xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trong huyện, bảo đảm cho việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ cũng như tỉnh Xiêng Khoảng . Trước năm 1996 cả huyện chưa được thực hiện chính sách giao đất do dân quản lý sử dụng và giao rừng cho bản ( cộng đồng ) quản lý bảo vệ để sử dụng lâu dài. Đất đai tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu của nhà nước và nhà nước giao cho các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý bảo vệ; trong phạm vi của huyện là trách nhiệm hoàn toàn của phòng nông – lâm huyện. Do cán bộ chuyên trách có hạn về số lượng, kỹ thuật chuyên môn cộng với thiếu ngân sách hoạt động nên việc quản lý sử dụng đất đai tài nguyên rừng trong phạm vi rộng lớn, có chất lượng thấp kém xảy ra tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy. Khai hoang đất nông nghiệp, khai thác rừng bừa bãi để nhằm mục đích lấy gỗ xây dựng và buôn bán hằng ngày càng tăng. Làm rừng trở nên giảm sút về số lượng lẫn chất lượng rừng, có nơi rừng nghèo nửa trọc và đồi trọc ngày càng tăng dẫn tới thiếu cân bằng sinh thái và xuất hiện hiện tượng lạnh, nóng, khô cạn, mưa lũ bất thường. Chính vì vậy sau khi nghị quyết đại hội IV Đảng NDCM Lào ( 1986 ) đã đề ra giao đất nông – lâm nghiệp từ quyền sở hữu, quản lý của nhà nước cho tập thể và hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nghị định số 117 / CT. HĐBT
(1989): Về việc bắt đầu triển khai thực hiện công tác giao đất khoán rừng trong cả nước. Lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng đã đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách giao đất khoán rừng. Bước đầu đã tổ chức thử nghiệm giao đất khoán rừng ở c bản Nhuôn Thoong phía Đông của bản và đầu tiên được thử nghiệm chính thức tại huyện Pèch giữa năm1996. Sau hội nghị rút ra kinh nghiệm đã được triển khai rộng khắp toàn tỉnh. Ngày 6 / 9 / 1996 tỉnh đã đề ra chỉ thị số 311 / Tt.X.KH, về