Quy hoạch phân chia rừng theo chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 90 - 92)

Biểu 4.15: Quy hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng theo chức năng.

STT Các loại rừng

Diện

tích (ha) Chức năng Ghi chú

Đất lâm nghiệp 2952,4 1 Rừng tự nhiên 2698,4

1.1 Rừng bảo tồn 864,1 Bảo tồn nguồn gien. QLBV 1.2 Rừng phòng hộ 542,3 Phòng hộ đầu nguồn, chống xói

mòn…thu hái lâm sản.

QLBV

1.3 Rừng sản xuất 707,3 Gỗ lớn, nhỏ, củi và thu háI lâm sản khác.

QLBV và SD

1.4 Rừng phục hồi 584,4 Rừng non phục hồi sau nương rẫy và khai thác.

QLBV

2 Rừng trồng 18,3 Rừng trồng của hộ gia đình QLBV và SD

3 Rải rắc 236 QLBV và SD

- Kết hợp với chính quyền bản lập kế ước giao khoán quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng cho bản để làm cơ sở pháp lý cho việc nhận định quyền lợi, trách nhiệm giữa bản và nhà nước làm căn cứ để thực hiện chế tài

nếu có vi phạm hoặc thực hiện đường lối chính sách mà chính phủ đã ban hành.

- Dựa vào đường lối chính sách, pháp luật và kế ước giao khoán, cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm phải hướng dẫn bản cùng người dân tham gia lập nên điều lệ, nôi qui riêng để điều hành quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng của bản.

4.5.1.3.Tổ chức quản lý các loại đất, loại rừng .

Việc tổ chức qủan lý các loại đất loại rừng, việc quy hoạch sử dụng đất dóng vai trò quan trọng cho quá trình sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc phân cấp quản lý các loại đất loại rừng, tạo điều kiện cho việc qủan lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững trong tương lai.

Giải pháp quan trọng để quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững tại bản Nam cọ trước hết là điều chỉnh và bổ xung công tác giao đất khoán rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Điều chỉnh lại đất đã được giao trước đây.

- Thu hồi lại diện tích đất đã được giao hộ gia đình quá xa vị trí bản đất nằm sâu trong khu rừng tự nhiên và độ dốc quá cao từ 30 độ trở lên để tạo cho rừng phục hồi mới và chống xói mòn đất.

- Tổ chức thảo luận cùng những hộ gia đình thừa đất, không cần sử dụng đất ( đất nông nghiệp đã được giao trước đây bị bỏ hoang ) tư nguyên giao lại cho quĩ đất bản.

- Tiến hành điều tra tổng hợp đất đai đã thu hồi được và cộng lại với quĩ đất hiện có để giao cho hộ gia đình không có, có ít đất, cần sử dụng đất. Nhất là những hộ trung bình, nghèo không có hoặc có ít đất ruộng lúa nước và đất canh tác cố định với hình thức giao là tự nguyện nhận đất và giao bắt buộc để cho họ chuyển sang nền sản xuất hàng hoá thay thế phá rừng làm nương rẫy.

* Hoàn thiện công tác giao khoán rừng nhằm tổ chức quản lý bảo vệ tài rừng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất khoán rừng và hiện trạng quản lý sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng (Trang 90 - 92)