rừng trong Bản Nam cọ nước CHDCND Lào .
Bản Nam cọ nằm sát ngay khu vực trung tâm huyện Pèch. Đây là một huyện miền núi và là một huyện chiến lược về an ninh, quốc phòng, kinh tế của khu vực 4 huyện phía Bắc của tỉnh Xiêng Khoảng . Huyện rất coi trọng công tác giao đất khoán rừng, xem đây là một chiến lược duy nhất để phát triển kinh tế nông nghiệp đi đôi với xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trong huyện, bảo đảm cho việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ cũng như tỉnh Xiêng Khoảng . Trước năm 1996 cả huyện chưa được thực hiện chính sách giao đất do dân quản lý sử dụng và giao rừng cho bản ( cộng đồng ) quản lý bảo vệ để sử dụng lâu dài. Đất đai tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu của nhà nước và nhà nước giao cho các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý bảo vệ; trong phạm vi của huyện là trách nhiệm hoàn toàn của phòng nông – lâm huyện. Do cán bộ chuyên trách có hạn về số lượng, kỹ thuật chuyên môn cộng với thiếu ngân sách hoạt động nên việc quản lý sử dụng đất đai tài nguyên rừng trong phạm vi rộng lớn, có chất lượng thấp kém xảy ra tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy. Khai hoang đất nông nghiệp, khai thác rừng bừa bãi để nhằm mục đích lấy gỗ xây dựng và buôn bán hằng ngày càng tăng. Làm rừng trở nên giảm sút về số lượng lẫn chất lượng rừng, có nơi rừng nghèo nửa trọc và đồi trọc ngày càng tăng dẫn tới thiếu cân bằng sinh thái và xuất hiện hiện tượng lạnh, nóng, khô cạn, mưa lũ bất thường. Chính vì vậy sau khi nghị quyết đại hội IV Đảng NDCM Lào ( 1986 ) đã đề ra giao đất nông – lâm nghiệp từ quyền sở hữu, quản lý của nhà nước cho tập thể và hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nghị định số 117 / CT. HĐBT
(1989): Về việc bắt đầu triển khai thực hiện công tác giao đất khoán rừng trong cả nước. Lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng đã đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách giao đất khoán rừng. Bước đầu đã tổ chức thử nghiệm giao đất khoán rừng ở c bản Nhuôn Thoong phía Đông của bản và đầu tiên được thử nghiệm chính thức tại huyện Pèch giữa năm1996. Sau hội nghị rút ra kinh nghiệm đã được triển khai rộng khắp toàn tỉnh. Ngày 6 / 9 / 1996 tỉnh đã đề ra chỉ thị số 311 / Tt.X.KH, về việc tiến hành thực hiện công tác giao đất khoán rừng trong toàn tỉnh. Đến đầu năm 2001 Tỉnh trưởng đã đề ra chỉ thị số 345 / Tt.X.KH: Về việc định canh, định cư cho dân bằng giải pháp giao đất khoán rừng cho hộ gia đình và thôn bản. Để thực hiện các chỉ thị đó với sự giúp đỡ phối hợp Sở Nông – Lâm nghiệp tỉnh, huyện Pèch đã tổ chức thực hiện điểm giao đất khoán rừng tại bản Nam cọ. Đây là bản thứ hai của 4 huyện phía Bắc tỉnh Xiêng Khoảng được giao đất khoán rừng.
Công tác giao đất khoán rừng tại bản đã được tổ chức thực hiện từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 10 tháng 10 năm 2001đã hoàn thành như sau:
a. Các bước tiến hành Bước I: Bước chuẩn bị.
- Lựa chọn và tập hợp các cán bộ chuyên môn cấp huyện tham gia giao đất khoán rừng ( cán bộ phòng nông – lâm nghiệp và phong địa chính là chủ yếu ), để học tập các văn bản, nghị định, chỉ thị…của cấp trên do phó Huyện trưởng làm trưởng ban.
- Chuẩn bị các mẫu biểu, tài liệu, văn bản, các chỉ thị có liên quan. - Chuẩn bị dụng cụ và kinh phí phục vụ công việc.
Bước II: Kết hợp và thảo luận với địa phương.
- Kết hợp thảo luận với chi bộ đảng, chính quyền bản, để giới thiệu và bàn biện pháp triển khai kế hoạch giao đất khoán rừng tại bản.
- Tổ chức cuộc họp với ban lãnh đạo bản để thành lập ban giao đất khoán rừng của bản.
- Thành lập nhóm chuyên viên 3 – 5 người ( cán bộ lâm nghiệp ), kết hợp với ban phụ trách lâm nghiệp của bản để tiến hành điều tra và qui hoạch sơ bộ về đất nông nghiệp phân loại rừng.
Bước III: Tiến hành học tập các văn bản, nghị định, chỉ thị…cho hộ gia đình.
- Học tập các văn bản cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân trong bản.
- Lựa chọn các giải pháp cho hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất gồm có 13 giải pháp về sản xuất và dịch vụ nông lâm nghiệp.
- Tổ chức cán bộ xuống các tổ sản xuất để phỏng vấn và thu thập số liệu về kinh tế, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và tình hình đăng ký diện tích đất đai của hộ gia đình vào mẫu biểu có sẵn.
Bước IV: Chuẩn bị đo đạc ngoài thực địa ( thẩm định ).
- Thông qua diện tích cán bộ đã đăng ký: + Không vượt quá độ dốc 200c trở lên. + Không có sự tranh chấp giữa các hộ.
+ Không phải là đất có rừng và khu vực đầu nguồn.
- Thông qua ranh giới với các bản lân cận, phân loại rừng theo mục đích sử dụng.
- Giải quyết những vấn đề dân phản hồi.
Bước V: Đo đạc ngoài thực địa.
- Tổ chức cán bộ đi ngoài thực địa để đo đạc diện tích cho từng hộ gia đình và ghi chép vào mẫu biểu đầy đủ.
- Tổng hợp số liệu đã đo đạc vào mẫu biểu và viết vào giấy tạm quyền sử dụng đất đai của phòng nông – lâm nghiệp huyện đã có sẵn để giao cho dân sau này.
Bước VI: Tổng kết và giao giấy tạm quyền sử dụng đất.
- Tổng kết, kết quả giao đất khoán rừng. - Giao giấy tạm quyền sử dụng đất.
- Giao quyền quản lý, bảo vệ và sử dụng các loại rừng cho bản.
- Cùng dân thảo luận hội kiến về vấn để khuyến nông – khuyến lâm (KN – KL ) sau khi giao đất khoán rừng.
- Tổ chức hội nghị cùng dân để rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện giao đất khoán rừng đợt này.
( Hiện nay đã được bổ xung thành 10 bước tiến hành )
b. Mục tiêu và hình thức của việc giao đất khoán rừng
* Giao đất nông – lâm nghiệp cho hộ gia đình quản lý sử dụng.
- Diện tích được giao cho hộ gia đình sản xuất chủ yếu là những phần đất mà gia đình đã chiếm dụng để canh tác nương rẫy quay vòng từ trước hoặc là phần đát kế thừa từ Ông cha nhưng trước đây chưa được đo đạc và chưa được chính thức giao cho gia đình và một số hộ do chính quyền bản phân chia cho.
- Hình thức giao . Nhà nước (phòng nông – lâm nghiệp), cấp giấy tạm quyền sử dụng đất ( có kèm theo giây khế ước sử dụng đất giữa phòng nông – lâm nghiệp và hộ gia đình được giao ) trong 3 năm đầu thức hiện sản xuất , nếu hộ gia đình sử dụng đất đúng mục tiêu giao và có hiệu quả, thì nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức ( sở đỏ), và ngược lại nhà nước sẽ thu hồi lại diện tích đất đã giao và giao cho gia đình khác cần sử dụng đất.
Rừng tự nhiên được khoán cho bản quản lý bảo vệ và sử dụng lâu dài. Dựa trên cơ sở bản đồ hành chính của cục đo đạc tỷ lệ 1/1.000.000. kết quả điều tra, phân loại rừng theo mục đích sử dụng, quy hoạch đất đai nông – lâm nghiệp và thảo luận cùng với chính quyền bản xây dựng lên bản đồ quy hoạch của toàn bản tỷ lệ 1/ 10.000. Trong bản gồm có 2 phần :
+ Phần quản lý hành chính.
+ Phần quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng .
Nhà nước giao toàn quyền cho bản quản lý bảo vệ và sử dụng tự nhiên hiện có trong địa bàn của bản :
+ Có trách nhiệm quản lý và bảo vệ các loại rừng : rừng bảo tổn, rừng phòng hộ và rừng phục hồi sau nương rẫy.
+ Có quyền quản lý và sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ vì lợi ích kinh tế xã hội của dân trong bản, trong loại rừng đã quy hoạch làm rừng sản xuất, nhưng phải thực hiện theo mọi điều lệ của luật lâm nghiệp và các văn bản khác có liên quan của nhà nước.
4.2.3 Kết quả giao đất khoán rừng tại bản Nam cọ
4.2.2.1.Giao đất nông lâm nghiệp cho hộ gia đình quản lý và sử dụng.
Năm 1996 huyện bắt đầu GĐKR cho hộ gia đình và bản, đây là đợt giao đất khoán rừng lịch sử của bản. Chỉ từ sau đợt giao đất khoán rừng này đất đai rừng mới được xem là có chủ. Ngay trong đợt này chỉ có 64 hộ chiếm 55,65% số hộ trong bản tham gia nhận đất, trong số này có hộ nhận nhiều nhất là 2 ha và hộ nhận ít nhất là 0,1 ha và tính trung bình là 0,91 ha/1 hộ.
Sau chỉ thị số 03/ TT.CP(1996) về việc tiếp tục mở rộng công tác giao đất khoán rừng, luật lâm nghiệp (1996), luật đất đai (1997) và bản chỉ thị số 822/ BT.NL(1996) về việc chỉ thị hướng dẫn giao đất nông lâm nghiệp cho hộ quản lý sử dụng, khoán rừng cho bản quản lý bảo vệ sử dụng ổn định lâu dài. Huyện Pèch bắt đầu điều chỉnh lại những diện tích đất đai đã giao cho hộ gia đình trong bản
trước đây( 1996) và tiếp tục giao đất cho những hộ chưa có đất hoặc cần đất sản xuất. Từ năm 1997 cho đến cuối năm 1999 tình hình giao đất đã được điều chỉnh và tổ chức giao đất sản xuất lại.
Theo báo cáo của phòng nông - lâm nghiệp huyện Pèch và số liệu tổng kết giao đất khoán rừng cho bản đến năm 2001 như sau:
Tổng diện tích chính thức đã được giao: 66,2 ha/ 129 hộ trong đó: - Diện tích khai hoang ruộng lúa nước mới: 17 ha / 20 hộ - Diện tích trồng cây ăn quả: 18,2 ha / 55 hộ - Diện tích trồng cây công nghiệp (cây Dướng): 16 ha / 12 hộ - Diện tích trồng cây Tếch , cây Thông: 15 ha / 42 hộ - Giao đất trống chưa sử dụng cho bản: 236 ha.
4.2.2.2. Giao khoán rừng tự nhiên cho bản, quản lý, bảo vệ và sử dụng .
Tổng diện tích giao: 2721.7 ha.Trong đó
-Rừng nghèo 0,3 ha.
-Rừng bảo tồn: 864,1 ha.
- Rừng phòng hộ 542,3 ha. - Rừng phục hồi sau nương rẫy: 584,4 ha. - Rừng sản xuất: 707,3 ha. - Rừng trồng 15 ha.
- Rải rắc 18.3 ha.
Đối với việc giao khoán rừng không thay đổi nhưng được bổ sung một số điều lệ quản lý bảo vệ cho phù hợp với luật lâm nghiệp.
4.2.2.3. Những tồn tại của công tác giao đất khoán rừng ở bản Nam cọ.
Đây là bản thứ hai công tác giao đất khoán rừng được triển khai thực hiện trong khu vực và được tiến hành giao lặp lại nhiều lần dẫn đến một số tồn tại sau:
- Cán bộ chuyên môn tham gia giao đất khoán rừng chưa có kinh nghiệm. - Việc thực hiện giao đất khoán rừng mang tính theo mệnh lệnh của cấp trên.
- Công tác phổ cập tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về giao đất khoán rừng, đất đai, quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng… tới người dân tuy đã được thực hiện nhưng chưa thấu đáo. Nhiều hộ dân chưa hiểu rõ các chính sách trên và chưa nhận thức được việc nhận đất sử dụng lâu dài, quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng bền vững, một số hộ không muốn nhận đất hoặc nhận đất theo phong trào, họ chưa có ý thức rõ rệt.
- Việc giao đất khoán rừng không gắn liền với quy hoạch rừng chính thức (được cấp có thẩm quyền phê duyệt), cũng không có phương án sử dụng cụ thể.Tuy rừng trên địa bàn đã được sơ bộ quy hoạch và phân loại theo mục đích sử dụng, nhưng người dân không biết rõ các loại rừng đã giao có phạm vi gianh giới từ đâu đến đâu.
- Giao đất khoán rừng cho dân bản chưa gắn liền với việc xây dựng phương án hỗ trợ (vốn, kỹ thuật, vật tư.. ) trong sản xuất nông - lâm nghiệp và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản.
4.3 Đánh giá hiện trạng quản lý - sử dụng đất đai tài nguyên rừng Bản Namcọ . cọ .
4.3.1.Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp . 4.3.1.1. Đánh giá kết quả sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng.
( Theo số liệu đánh giá kết quả sử dụng đất của phòng nông- lâm nghiệp huyện Pèch 2001).
Nguồn số liệu: Phòng nông - lâm nghiệp huyện Pèch thu thập ngày : 18/10/2006.
Qua biểu trên ta thấy đất nông - lâm nghiệp đã được sử dụng 15,1 ha chiếm 22,81% tổng số diện tích đã được giao, ứng với số hộ trực tiếp sử dụng đất. 42 hộ chiếm 32,56 % của tổng số hộ đã được giao, trong đó hiệu quả sử dụng là:
- Đất khai hoang lúa nước mới 4,6 ha chiếm 27,06 % tổng đất khai hoang ruộng lúa nước mới đã giao. Đây là loại đất được dân quan tâm hơn các loại đất khác, đất này nằm rải rác ở các thung lũng hẹp, ven suối có khả năng xây dựng được hệ thống tưới tiêu trong tương lai.Trong quá trình khai thác thành ruộng lúa nước họ ít đầu từ bằng tiền mặt chủ yếu là sử dụng lao động sẵn có của họ hàng năm khai thác dần và trồng lúa nước kèm theo, phần đất chưa được khai thác hàng năm họ trồng lúa nương hay cây hoa màu khác.Trong 1 ha đất người dân có thể dùng thời gian khai thác mất 10 năm đất ruộng mới. Đất ruộng mới có khả năng
STT Các chỉ tiêu
Đất nông–lâm nghiệp đã giao
Đất được sử dụng sau khi giao đát Ghi chú D.tích (ha) Số hộ(h) D.tích (ha) % Số hộ(h) % Tổng 66,2 129 15,1 22,81 42 32,56 1 Đất khai thác ruộng lúa nước mới
17 20 4,6 27,06 12 7.,59 2 Đất trồng cây ăn quả 18.2 55 2.5 13,74 4 21,98 3 Đất trồng Dướng 16 12 2 12,5 2 16,67 4 Đất trồng rừng 15 42 6 40 24 57,14
đạt năng suất từ 4-5 tấn/ha mà không cần bón các loại phân hoá học nào, trong thời gian sử dụng từ 8-10 năm đầu.
- Đất trồng cây ăn quả 2,5% chiếm 21,98%, vườn cây ăn quả của gia đình ông khăm( dự án NAWACOP) hỗ trợ giống năm 1999. Sau 2 năm chỉ còn lại 68 cây ( lúc đầu trồng có 90 cây ăn quả các loại và chanh ) do đất cằn trồng không có hiệu quả lên giống chanh đã chết và các loại cây ăn quả khác không tiêu thụ được, ngoài việc sử dụng trong gia đình ông khăm còn chia cho hàng xóm, thôn bản sử dụng và một phần còn lại bị bỏ dở dang trong vườn.
- Đất trồng rừng tếch ,Thông 6 ha chiếm 40%. Tếch, Thông là loại cây gỗ lâu năm kỹ thuật từ khâu gieo ươm đến trồng đơn giản. Đây là loại cây mà nông dân vùng tây Bắc Lào nói chung và dân bản Nam cọ nói riêng ưa thích trồng lâu nay. Mục tiêu chủ yếu là làm nguồn di sản kế thừa cho con cháu mai sau chứ không phải trồng vì mục tiêu kinh doanh lâu dài.
Rừng tếch chủ yếu được trồng bên cạnh ruộng lúa gần vị trí bản. Việc đầu tư vào trồng rừng càng ít hơn so với trồng cây ăn quả, khai hoang ruộng lúa nước, dân chỉ mong nhà nước hoặc dự án hỗ trợ không hoàn lại về giống và các vật liệu khác. Phần đóng góp của họ là lao động nhưng sản phẩm sản xuất ra là hoàn toàn của riêng họ. Một số hộ sau đã trồng song không được chăm sóc đúng mực qua, thời gian 2-3 năm cây trồng không còn sống sót.Tuy diện tích giao cho trồng rừng khá lớn nhưng đa số dân có đất không thực hiện trong khi diện tích đã trồng thành rừng 6 ha vẫn chưa được nghiệm thu đánh giá.
Ngoài diện tích đã được sử dụng 15,1 ha còn hơn 51,1 ha chưa sử dụng trong đó khoảng 1/ 3 diện tích bị bỏ hoang do đất nghèo màu mỡ bởi họ làm nương rẫy những năm trước đây. Một phần do quá xa vị trí bản và khoảng 2/ 3 diện tích họ đang sử dụng làm nương rẫy quay vòng hiện tại một số nhóm hộ