6. Kết cấu luận văn
1.3.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Á Châu
chi nhánh Hà Nội
Từ thực tế quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng, để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng cần thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
Một là: Phải xây dựng được chiến lược quản lý hoạt động rủi ro tín dụng bằng các biện pháp khoa học trên cơ sở đánh giá tổng thể hoạt động của ngân hàng, từ chiến lược đó hình thành nên các nhóm mục tiêu để đạt đến, xây dựng được hệ thống tổ chức thực hiện các mục tiêu đó, từ đó thực hiện thành công chiến lược quản lý tín dụng của ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng.
Hai là: Xây dựng được quy chế hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động rủi ro tín dụng, xây dựng mô hình bảo vệ hoạt động tín dụng của ngân hàng đảm bảo phát triển thị phần với an toàn và phát triển vốn; xây dựng phương thức phân loại đối với các đối tượng khách hàng, phân loại danh mục vay từ đó có biện pháp quản lý khách hàng và quản lý danh mục vay cho phù hợp với lĩnh vực đầu tư cho vay của ngân hàng mà pháp luật cho phép. Tăng cường công tác kiểm soát vay và cho vay, cũng như thường xuyên rà soát quy trình để bổ sung cho phù hợp với thực tế. Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định.
Ba là: Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên làm công tác tín dụng với phương châm yêu nghề, giỏi nghề, trung thực và trách nhiệm. Thường xuyên cập nhập kiến thưc về quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đáp ứng yêu cầu quốc tế về hoạt động tín dụng ngân hàng.