Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 80 - 85)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân

hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội

3.4.1. Môi trường bên ngoài

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái đã ảnh hưởng đến nề kinh tế trong nước. Cùng với đó là thay đổi chính sách nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

- Cạnh tranh của các tổ chức tín dụng: Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Cụ thể, trên trục đường Bà Triệu – TP Hà Nội - nơi Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội hoạt động, hiện nay đang phải cạnh tranh trực tiếp với khoảng 15 Chi nhánh, Phòng, quỹ giao dịch của các ngân hàng khác nhau trên cùng một con phố. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Để đạt chỉ tiêu, một số phòng giao dịch buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc

biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một vài chi nhánh, Phòng giao dịch trong hệ thống Ngân hàng Á Châu sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống.

- Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng đã được triển khai đồng bộ và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, thông tin quản lý còn bất cập chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu một phần rủi ro, giúp cho ngân hàng biết được những khoản vay có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro.

- Yếu tố khách hàng: tác động mạnh đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện như sau: (1) Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phương án khi đề nghị vay vốn; cố ý lừa đảo, sử dụng các mánh khóe lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn; có ý đồ gây thanh thế, làm quen với những người có chức, có quyền và lợi dụng quan hệ, uy tín đó để đi vay tiền; móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay được tiền, để trì hoãn nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ. (2) Rủi ro do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ; rủi ro do khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được.

3.4.2. Môi trường bên trong

- Chính sách chiến lược của ngân hàng: Áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu doanh số do Hội sở Ngân hàng Á Châu giao về cho Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân

hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều, đồng thời tỷ lệ nhân sự nghỉ việc lại khá cao. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng không được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết. Hệ quả của việc chạy theo doanh số cho vay là việc quản lý sau khi cho vay trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều vụ việc cần giải quyết, tỷ lệ gia hạn nợ và nợ quá hạn có xu hướng tăng theo doanh số phát vay. Việc tăng trưởng tín dụng ở một số chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ của cán bộ tín dụng. Cùng với đó hoạt động giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề chưa hiệu quả.

- Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu, trong những năm gần đây chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc văn hóa với phương châm “Ngân hàng của mọi nhà” đã tạo được sự gần gũi, gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng, góp phần tạo nên giá trị thương hiệu của Ngân hàng Á Châu. Tuy nhiên các tiêu chí cụ thể cần tiếp tục được cụ thể hóa, sát hơn với chi nhánh để có thể thực hiện, triển khai có hiệu quả góp phần tạo phong cách riêng của Ngân hàng.

- Một số cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm sai lệch hồ sơ vay như: cho vay nhiều hơn nhu cầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, nâng giá tài sản thế chấp cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng....giá trị của những tổn thất này không hề nhỏ. Hậu quả là Chi nhánh phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, không rõ có thu hồi tài sản được hay không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.

- Trong giai đoạn 2014-2016 sự biến động lãnh đạo cấp cao tại Ngân hàng TMCP Á Châu cũng tác động lớn đến chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian vừa qua.

Qua khảo sát của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội như sau: Với yếu tố khách quan bao gồm tác động của chính sách nhà nước về hoạt động ngân hàng, biến động của tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới. Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm Sứ mạng, mục tiêu của ngân hàng; Chính sách chiến lược của ngân hàng; Bầu không khí- văn hoá của ngân hàng; Nhân tố con người; Nhân tố nhà quản lý. Và nhóm nhân tố khách hàng. Kết quả khảo sát của tác giả thu được như sau

Bảng 3.8: Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo, cán bộ TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại

ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.

STT Yếu tố ảnh hƣởng hóa Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điể m 1 Điểm Trung bình

1 Khung cảnh kinh tế YT1 25 27 30 12 6 3,53 2 Đối thủ cạnh tranh YT2 37 32 18 13 0 3,73 3 Khoa học - kỹ thuật: YT3 32 34 26 8 0 3,86

4 Khách hàng YT 4 38 36 14 12 0 4

5 Chính sách chiến lược

của ngân hàng YT 5 32 36 20 12 0 3,88 6 Văn hoá của ngân hàng YT 6 28 35 20 10 7 3,67 7 Nhân tố con người YT 7 40 38 22 10 0 4,58 8 Nhân tố nhà quản lý YT 8 46 32 22 0 0 4,24

Biểu đồ 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích số liệu sơ cấp bằng phần mềm Excel

Từ kết quả trên tác giả nhận thấy yếu tố khung cảnh kinh tế được đánh giá là 3,53 điểm là yếu tố có tác động thấp nhất. Với 4,58 điểm đánh giá tác động của yêu tố con người và 4,24 điểm đánh giá vai trò của nhà quản lý đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Các yêu tố khác như đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, chính sách chiến lược, văn hóa của ngân hàng, cũng nhận được đánh giá là có tác động lớn đến hoạt động của Ngân hàng TMCP – Á Châu chi nhánh Hà Nội. Những kết quả này cho tác giả đánh giá tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt động rủi ro tín dụng tại chi nhánh, nó giúp cho việc xác định các yếu tố ảnh hưởng để từ có những biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố đến hoạt động quan lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)