Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 75)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

3.2.6. Xử lý rủi ro tín dụng

Để xử lý rủi ro tín dụng trong quá trình quản lý, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đang sử dụng 2 biện pháp cơ bản là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR tín dụng hàng quý, Chi nhánh đã thực hiện theo đúng Quyết định số 493, 18 của NHNN Việt Nam, Quyết định số 602/NVQĐ-CSQLRRTD.14 của Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam.

3.2.6.1. Phân loại nợ

Theo quyết định số theo Quyết định số 602/NVQĐ-CSQLRRTD.14 ngày 02/06/2017 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu thì hàng quý Ngân hàng TMCP Á Châu nơi cho vay thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng TMCP Á Châu nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản vay quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng TMCP Á Châu nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì Ngân hàng TMCP Á Châu nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

Bảng 3.4: Kết quả phân loại nợ từ năm 2014 - Quý I/2017 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Quý I/2017 Nhóm 1 1848 2070 2386 2580 Tỷ lệ % so tổng dư nợ 94,9% 95,35% 95,77% 96,08% Nhóm 2 205 203 224 220 Tỷ lệ % so tổng dư nợ 2,79% 3,26% 3,1% 2,85% Nhóm 3 1,47 0,69 0 0 Tỷ lệ % so tổng dư nợ 0,07% 0,03% 0% 0% Nhóm 4 2,73 1,61 1 1 Tỷ lệ % so tổng dư nợ 0,13% 0,07% 0,04% 0,04% Nhóm 5 44,8 29,70 29 29 Tỷ lệ % so tổng dư nợ 2,13 1,29% 1,09% 1,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh năm 2014, 2015, 2016, Quý I/2017

Qua bảng trên cho thấy nợ thuộc nhóm 1, nhóm 2 qua các năm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ; Nợ xấu (từ nhóm 3-5) chiếm tỷ lệ 1,13% (năm 2016), 1,07% (Quý I/2017) so tổng dư nợ và dưới mức quy định theo kế hoạch được cấp trên giao (dưới 3%) cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh đảm bảo. Tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý những khoản nợ tiền ẩn (thuộc nhóm 1 và 2) để có biện pháp xử lý cho phù hợp.

3.2.6.2. Phân tán rủi ro:

Đối với Ngân hàng Á Châu, quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện theo từng đối tượng khách hàng. Hiện nay ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội đang thực hiện phân loại khách hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó tập trung vào đối tượng là khách hàng doanh nghiệp.

Mặt khác để phân tán rủi ro tín dụng, ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội còn phân theo danh mục cho vay khác nhau của khách hàng đó là: vay bổ sung vốn lưu động, cho vay để đầu tư tài sản cố định, cho vay mua nhà đất, cho vay mua ô tô và vay khác. Nhờ việc phân loại danh mục cho vay, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro ở mỗi danh mục cho vay khác nhau để có thể hạn chế hoặc có biện pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

3.2.6.3. Thực hiện bảo đảm tín dụng:

- Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu - chi nhánh Hà Nội được thực hiện dựa trên cơ sở các quy trình, sổ tay tín dụng, các quy định khung quản lý rủi ro tín dụng do Ngân hàng Á Châu ban hành. Trên cơ sở đó, dựa vào thực tiễn đặc điểm của các khách hàng, Chi nhánh đẩy mạnh công tác thực hiện quy trình cấp tín dụng theo đúng quy định, quy trình.

- Trong các biện pháp bảo đảm tín dụng, hiện nay hầu hết các khoản vay của khách hàng đều được đảm bảo bằng thế chấp tài sản trong chủ yếu được thế chấp bằng sổ đỏ (chiếm khoảng 80%), ngoài ra còn được bảo đảm các tài sản khác như phương tiện ô tô, máy móc thiết bị, hàng tồn kho.

-Hoạt động cho vay không có tài sản đảm bảo cũng được ngân hàng sử dụng, tuy nhiên rất hạn chế, theo thống kê cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ thấp, chiếm dưới 5% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng hiện nay.

3.2.6.4. Hạn chế tín dụng:

Đây là biện pháp mà Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội thực hiện đối với các khách hàng vãng lai, hoặc các khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm dễ thất thoát vốn. Trong giai đoạn 2014-2016 ngân hàng đã từ chối 76 đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, do khi xem xét tính khả thi của dự án không đảm bảo, thực hiện trên 200 hợp đồng vay tín dụng với hình thức trả lãi cao hơn, hơn 150 hợp đồng với các doanh nghiệp bằng cách cho vay làm nhiều lần.

3.2.6.5. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Kết quả trích lập dự phòng, xử lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tín dụng.

Bảng 3.5: Trích lập dự phòng giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trích lập dự phòng chung cho vay khách hàng

18,08 20,05 23,76

Trích lập dự phòng cụ thể cho vay khách hàng

11,74 15,26 21,43

Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh năm 2014, 2015, 2016

Qua bảng trên cho thấy, hàng năm Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng theo đúng Quyết định số 602/NVQĐ- CSQLRRTD.14 ngày 02/06/2017 bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể và theo chỉ tiêu được Ngân hàng TMCP Á Châu cấp trên thông báo, trong đó chủ yếu là dự phòng cụ thể, nhất là trong năm 2016, tỉ lệ dự phòng cụ thể đạt 90,19% dự phòng chung.

Việc xử lý thu hồi đã được Chi nhánh đặc biệt chú trọng nên tỷ lệ thu hồi/Nợ đã xử lý rủi ro đạt tỷ lệ cao, với các biện pháp:

- Đối với các khoản nợ khó đòi do khách hàng gây ra đơn vị đã tiến hành xử lý theo các bước nhất là xử lý tài sản bảo đảm, phối kết hợp với chính quyền địa phương can thiệp và khởi kiện trước pháp luật,

- Đối với các rủi ro do chủ quan của cán bộ gây ra, đơn vị đã thực hiện xử lý bằng các hình thức bồi thường bằng vật chất, trừ lương hàng tháng, … và đặc biệt là ngăn chặn được rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)