Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức, chiến lược và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 96 - 98)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng

4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức, chiến lược và chính sách

trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng

Tiếp tục cụ thể hóa chức năng của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện chuyên trách hóa đối với lãnh đạo phụ trách hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, nên phân công một phó tổng giám đốc phụ trách hoạt động rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội; tuyển chọn cán bộ vào bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở năng lực, lựa chọn đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ, kinh nghiệm; xây dựng phân công công việc, và kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tín dụng tại tất cả các phòng giao dịch thuộc chi nhánh.

Cùng với việc xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng, chi nhánh cần có những đánh giá, nhận định về biến động của nền kinh tế đất nước, dựa trên những số liệu khoa học, kênh thông tin có độ tin cậy cao để dự báo tình hình xu hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, biến động vỹ mô của nền kinh tế đất nước và tác động của kinh tế thế giới để có biện pháp hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hoạt động tín dụng gây ra.

Hoàn thiện chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Nội dung chính của Chính sách tín dụng gồm: định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro – khẩu vị rủi ro tín dụng của riêng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động tín dụng để củng cố văn hóa tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho các chi nhánh áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và yếu tố môi trường luôn thay đổi nhưng luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất.

Một chính sách tín dụng cần phải thiết lập các mục tiêu sau:

+ Thiết lập các mục tiêu: Sự tăng trưởng, lợi nhuận, chất lượng danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng, việc tuân thủ các luật và việc phục vụ xã hội.

+ Thiết lập mức độ chính quyền. + Thiết lập các chỉ tiêu tín dụng + Thiết lập các thủ tục kiểm soát.

+ Thiết lập các tiêu thức xử lý các khoản cho vay có vấn đề. + Thiết lập các tiêu thức thu hồi khoản vay.

+ Thiết lập các thủ tục về việc tuân thủ các quy định.

Việc xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn giúp cho ngân hàng kinh doanh đúng hướng, đưa vốn vào những khu vực, lĩnh vực có hiệu qủa kinh doanh cao và do đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

Tăng cường thông tin hai chiều với Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC); tăng cường đầu tư, phát huy hơn nữa vai trò của Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Ngân hàng Á Châu để có thể cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời góp phần nâng cao chất lượng thông tin về rui ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)