Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 76 - 80)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về quản lý rủi ro tín dụng

ngân hàng

3.3.1. Nhóm tiêu chí định tính

Để đánh giá nhóm tiêu chí định tính đánh giá hiệu quả quản lý rui ro tín dụng tác giả đã xây dựng 04 tiêu chí. Bảng hỏi được xây dựng trên đối tượng là lãnh đạo Chi nhánh, các phòng giao dịch và cán bộ đang công tác tại Ngân hàng TMC Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. Kết quả như sau:

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát tiêu chí định tính về quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn 2014-2016 hóa Điểm đánh giá Chỉ tiêu Ý kiến Đánh giá (lƣợt) Điểm Điểm trung bình Đánh giá 5 4 3 2 1 TC1 Hiệu lực các quyết định quản lý rủi ro tín dụng 100 15 56 14 7 8 3,63 Tốt TC2 Chất lượng các quyết định trong quản lý rui ro tín

dụng

100 50 36 45 20 6 3,14 Trung bình

TC3 Kết quả thực hiện của các thành viên trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

100 8 43 22 17 10 3,22 Trung bình

TC4 Hiệu quả của toàn bộ máy thực hiện quản lý rủi ro tín dụng

100 10 46 23 21 0 3,37 Trung bình

Đối với các tiêu chí đánh giá, luận văn không xây dựng điểm yêu cầu, do đó, việc nhận xét theo điểm trung bình được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Điểm trung bình < 2,5: Tiêu chí được đánh giá không tốt;

- 2,5 ≤ Điểm trung bình < 3,5: Tiêu chí được đánh giá trung bình; - 3,5 ≤ Điểm trung bình ≤ 5: Tiêu chí được đánh giá tốt.

Như vậy theo kết quả có được ở bảng 3.6, trong số 04 tiêu chí được đưa ra, có 01 tiêu chí là “Tính hiệu lực của quyết định quản lý rui ro tín dụng”- TC1 được đánh giá tốt, trong khi đó các tiêu chí “Chất lượng các quyết định trong quản lý rui ro tín dụng”- TC2, “Kết quả thực hiện của các thành viên trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng” – TC3, “Hiệu quả của toàn bộ máy thực hiện quản lý rủi ro tín dụng” – TC4 chỉ được xếp ở mức trung bình. So sánh với kết quả phân tích ở nội dung phía trên, luận văn rút ra một số nhận xét như sau:

- Tính hiệu lực của các quyết định quản lý được đánh giá tốt là do quy định chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước cũng như Ngân hàng Á Châu trong việc thống nhất thực hiện các quy định về quản lý rủi ro tín dụng, bắt buộc các tổ chức, cá nhân trong tổ chức phải nghiêm túc thực hiện.

Tuy nhiên trong thực tế hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tuy đã thực hiện nghiêm theo quy định chung, nhưng nhiều quyết định trong quản lý còn thay đổi theo tình hình, đối tượng vay và từng thời điểm khác nhau, cùng với đó là năng lực thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng của một bộ phận cán bộ chi nhánh làm công tác quản lý rủi ro tín dụng còn yếu về nghiệp vụ. Do đó trong giai đoạn 2014 – 2016 vẫn còn tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Đây là nguyên nhân các tiêu chí này bị đánh giá ở mức trung bình.

3.3.2. Nhóm tiêu chí định lượng

Trên cơ sở số liệu thu thập từ báo cáo tài chính qua các năm 2014, 2015, 2016 và 3 tháng năm 2017, tác giả đã thống kê một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội như sau:

Bảng 3.7. Các tiêu chí định lƣợng đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

STT Tiêu chí 2014 2015 2016 6/2017 1 Tỷ lệ nợ xấu 2,33% 1,39% 1,13% 1,07% 2 Tỷ lệ mất vốn 2,26% 1,36% 1,13% 1,07% 3 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,12% 4,65% 4,23% 3,92% 4 Tỷ lệ dự phòng RRTD 0,86% 0,87% 0,9% 0,8% 5 Tỷ lệ thu lãi (%) 82% 85% 88% 70% 6 Hệ số sử dụng vốn 86,34% 89,12% 92,13% 94.02%

Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh năm 2014, 2015, 2016, Quý I/2017

Từ bảng 3.7 ta nhận thấy như sau

Về tỷ lệ nợ xấu: Tỉ lệ nợ xấu đã có xu hướng giảm, năm 2014 ở mức cao hơn rất nhiều tỷ lệ cho phép, do trong giai đoạn này tình hình kinh doanh của chi nhánh có nhiều bất lợi, việc thẩm định dự án vay chưa hiệu quả dẫn đến một số dự án vay nhưng không thu hồi vốn theo kế hoạch. Trước tình hình đó chi nhánh đã thắt chặt hơn về việc thẩm định dự án vay, tập trung cho vay các dự án hiệu quả, do vậy kết quả tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ năm 2016 đến nay. Tính đến tháng 6 năm 2017 tỷ lệ nợ xấu còn là 1,07%. Tuy nhiên theo tính toán tình hình nợ xấu vẫn còn cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng đối với chi nhánh

Về tỷ lệ mất vốn: Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm, nhưng tỷ lệ mất vốn cơ bản chưa được giải quyết, tỷ lệ mất vốn vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến bất lợi, mặc dù chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế thấp nhất, nhưng do trong giai đoạn gần đây kinh tế thế giới suy thoái, tác động đến kinh tế Việt Nam do đó một số khách hàng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi và làm tăng tỷ lệ mất vốn.

Về tỷ lệ nợ quá hạn: Năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,12% nhưng đến năm 2016 tỷ lệ này là 4,23%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng phản ánh công tác đánh giá, phân loại khách hàng vay còn chưa thật sự có hiệu quả, việc đánh giá khách hàng vay, nhất là vay tiêu dùng có xu hướng tăng lên từ đó dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện các hoạt động tín dụng.

Về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Theo báo cáo của Chi nhánh những năm trước 2014 tỷ lệ dự phòng rủi ro thực hiện chưa theo quy định của NHNN, do tình trạng kinh doanh không hiệu quả. Sau năm 2014 thực hiện quản lý ngân hàng theo tiêu chuẩn mới và thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng tín dụng chung cơ bản theo quy định của NHNN, đối với tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm, cũng đánh giá chính sách tín dụng của Chi nhánh đã có hiệu quả, cân đối dự trữ tín dụng đối với các khoản nợ.

Về tỷ lệ thu lãi: là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng vì lãi không thu được thông thường sẽ dẫn đến mất vốn. Từ thực tế của chi nhánh tỷ lệ thu lãi tăng hàng năm theo tính toán năm 2014 tỷ lệ này là 82%, đến năm 2016 tỷ lệ này đạt 88%. Tuy nhiên nhìn vào kết quả thống kê, tỷ lệ thu lãi không như kỳ vọng. Do còn một số nợ xấu, nợ khó đòi dẫn đến tình trạng tỷ lệ thu lãi chưa đạt tỷ lệ cao nhất.

Hệ số sử dụng vốn: Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Với số liệu tại bảng trên ta nhận thấy hệ số sử dụng vốn ngày càng tăng từ 86,34% năm 2014 đã nâng lên 92,13% năm 2016, đây là kết quả của những chính sách linh hoạt trong huy động vốn cũng như chính sách cho vay của chi nhánh trong những năm gần đây, trong đó công tác huy động vốn đã có nhiều biện pháp hữu hiệu, từng bước lấy được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng vốn mới đạt 92.13% năm 2016, nghĩa là vẫn còn nguồn vốn nhàn rỗi, chưa sinh lới 7,87%. Đây là vấn đề cần quan tâm và có giải pháp để nâng cao hệ số sử dụng vốn trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)