Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng
4.2.4. Nhóm giải pháp từ nhân tố khách hàng
4.2.4.1. Ngăn ngừa các khoản vay khó đòi và tổn thất tín dụng
Từ thực tế tại mục 3.2.3 đã nêu rõ, trong quá trình thẩm định các danh mục vay vẫn còn nhiều dự án chưa được thông qua do chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng dự án vay, trong thực tế đã có cả những dự án, khoản vay chưa thẩm định kỹ dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Do vậy cần có biện pháp để ngăn ngừa những tổn thất tín dụng bằng các biện pháp: Tăng cường sự giám sát món vay thông qua việc tăng chi phí thu nợ, và đưa ra những lời khuyên đối với khách hàng trong việc tìm kiếm biện pháp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng... ngay khi có dấu hiệu người đã gặp khó khăn về tài chính, ngân hàng cần phải áp dụng kịp thời những biện pháp nhằm điều chỉnh tình huống và bảo vệ lợi ích của ngân hàng và khôi phục sức mạnh tài chính của người vay. Cố vấn, nhân viên ngân hàng có thể cho người vay những lời khuyên như:
- Tăng thêm vốn, nếu là công ty cổ phần thì khuyến khích họ bán thêm cổ phiếu, còn đối với các loại hình DN khác thì có thể sử dụng các biện pháp như kêu gọi cộng tác, liên doanh liên kết...
- Giảm bớt kế hoạch mở rộng, nếu kế hoạch mở rộng đang được trù tính, thì người vay nên loại bỏ chúng cho đến khi tình hình tài chính đã được cải thiện.
- Khuyến khích thu hồi các khoản nợ đầu tư chưa đến hạn, giảm bớt công nợ.
- Giảm bớt hàng tồn kho bằng việc cải tiến phương thức bán hàng, hạ giá bán... nhằm tăng doanh thu.
- Gia hạn nợ, giảm mức thu của các kỳ hạn nợ.
- Tăng thêm những khoản vay mới nhằm cứu vãn tình hình tài chính đang suy sụp của người vay. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp người vay kinh doanh thua lỗ vì lý do khách hàng. Hoặc hoạt động kinh doanh của người vay có khả quan hơn khi được gia tăng vốn.
4.2.4.2. Xử lý các khoản nợ khó đòi
Trong xử lý các khoản cho vay khó đòi thông thường các NHTM phải lựa chọn một trong hai hình thức là: Tổ chức khai thác hoặc thanh lý tài sản thế chấp. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi người vay hoàn trả được một phần hay toàn bộ số nợ mà không đưa vào các công cụ pháp lý để ép buộc. Thanh lý là ép người vay phải tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp lý có thể để đạt được mục đích.
Một khoản vay có vấn đề, không có nghĩa là ngân hàng đã mất tất cả, rất có thể vào thời điểm ra hạn cuối cùng người vay sẽ hoàn trả được đầy đủ các khoản nợ của ngân hàng, mà không cần có sự can thiệp của các cơ quan chức trách và điều hành pháp luật. Hoặc phải áp dụng những hình thức cuối cùng như phát mại tài sản thế chấp. Những biện pháp cuối cùng chỉ nên áp dụng khi người vay cố tình lừa đảo hoặc mất hoàn toàn khả năng thanh toán. Vì nó sẽ gây ra rất nhiều phiền phức và tốn kém cho ngân hàng và cả người vay. Vì vậy, việc lựa chọn một trong hai hình thức trên đòi hỏi ngân hàng phải tính toán một cách thận trọng, với mục đích cuối cùng là giảm tối đa những thiệt hại do người vay mang lại.