Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 61 - 62)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

3.2.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Khối quản lý rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc Chi nhánh và hoàn toàn độc lập với Phòng quan hệ khách hàng và các phòng trong khối tác nghiệp, với nhiệm vụ cụ thể là:

Xây dựng chủ trương, chiến lược về quản lý rủi ro tín dụng: Trong giai đoạn vừa qua Ban Giám đốc chi nhánh đã có định hướng công tác quản lý chi nhánh sát thực với quản lý ngân hàng hiện đại, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Trong lĩnh vực này vào giai đoạn 2014-2017, thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu, Ban lãnh đạo chi nhánh đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, định kỳ tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Tuy nhiên trong chiến lược hoạt động của Chi nhánh chưa lường hết được tác động, xu hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, biến động vĩ mô của nền kinh tế đất nước và tác động của kinh tế thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm.

Công tác quản lý tín dụng: Chi nhánh đã xây dựng cụ thể các chỉ tiêu trong công tác quản lý tín dụng với việc điều chỉnh hạn mức, GHTD cho từng ngành, từng nhóm khách hàng và các Phòng QHKH; Thực hiện quản lý, giám sát, phân tích và đánh giá rủi ro tiềm ẩn của danh mục cho vay; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi phòng kế toán; Chịu trách nhiệm chính

Công tác quản lý RRTD: Chi nhánh đã xây dựng cụ thể các chỉ tiêu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo quy chuẩn của thế giới và Basell 2, phối hợp, hỗ trợ phòng Tín dụng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; Thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh; Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD.

Hiện nay mô hình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội được triển khai theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, với các quy trình cụ thể như sau: Quy trình bao gồm các bước: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn; Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn; Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; Kiểm tra xác minh thông tin; Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định phương án vay, dự án đầu tư; Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; Xác định phương thức và nhu cầu cho vay; Phê duyệt khoản vay, kí kết hợp đồng liên quan và giải ngân; Kiểm tra giám sát khoản vay; Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh; Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải toả tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó ngân hàng xây dựng quy trình riêng cho từng hoạt động tín dụng cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay một cách linh hoạt, nhanh chóng.

Tuy đã có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị điều hành hoạt động rủi ro tín dụng, việc phân định chưa rõ ràng giữa các chức năng, vẫn có sự chồng chéo giữa các bộ phận trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Khối quản lý rủi ro còn kiêm nghiệm công tác quản lý rủi ro tín dụng với nhiều công tác khác của Chi nhánh cùng với đó là hoạt động của Bộ phận Quản lý rủi ro còn mờ nhạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)