Tổ chức cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 65 - 67)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

3.2.4. Tổ chức cho vay

Từ bảng 3.1 tác giả nhận thấy việc xác định các danh mục cho vay của chi nhánh đã phù hợp với quy định, phân loại danh mục của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cụ thể là phân loại theo thời gian, đối tượng, loại tiền, mục đích và cơ chế bảo đảm tiền vay. Qua bảng trên ta thấy rõ mục tiêu của chi nhánh đó là tập trung cho vay trung hạn và dài hạn (năm 2014 là 59,5%, năm 2015 là 54,4%, Năm 2016 là 59,36%, 6 tháng đầu năm 2017 là 57%); doanh nghiệp là đối tượng chính trong quá trình cho vay vốn của chi nhánh (tỷ lệ cho vay doanh nghiệp qua các năm2014 là 82,4%, năm 2015 là 82.2%, năm 2016 là 83%, 6 tháng đầu năm 2017 vay doanh nghiệp là 83,8%) ,

Phân loại theo loại tiền vay: cho vay chủ yếu bằng tiền Việt Nam đồng. Phân loại theo mục đích:

Biểu đồ 3.2: Phân loại danh mục vay theo mục đích

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Hà Nội

Từ bảng 3.1 và sơ đồ ta nhận thấy tập trung nhiều cho vay đầu tư tài sản cố định, và cho vay bổ sung vốn lưu động, hạn chế cho vay mua xe ô tô và vay tiêu dùng (chiểm tỉ lệ 4,4%. Năm 2015 là 2,8%, năm 2016 là 2,2 %, 3 tháng đầu năm 2017 là 4%), điều này phản ánh phương pháp quản lý danh mục vay khá tốt của chi nhánh, góp phần giảm thiểu tác động của nợ xấu đối với ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Hà Nội.

Việc phân loại bằng bảo đảm tiền vay được chi nhánh quan tâm để đảm bảo an toàn cho tiền vay, chi nhánh đã tập trung vào việc vay có tài sản đảm bảo, đây là việc bắt buộc theo quy định, đồng thời thể hiện sự quyết tâm triệt để thực hiện, tránh việc phiêu lưu trong quá trình cho vay, nhờ đó hạn chế được hậu quả nợ xấu cho chi nhánh trong những năm vừa qua, từ Bảng 3.1 ta nhận thấy, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản qua các năm là năm 2014 là 97%, năm 2015 là 98,9%, năm 2016 là 99,2%, 3 tháng đầu năm 2017 là 99,04%.

Biểu đồ 3.3. Phân loại danh mục cho vay theo bảo đảm tiền vay

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Hà Nội

Lãnh đạo Ngân hàng Á Châu đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác kiểm soát hoạt động tín dụng, trong đó quy định rất rõ việc kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay; tổ chức quy trình kiểm tra nghiêm ngặt; tiến hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản vay có vấn đề, đồng thời quy định rất rõ về đối tượng vay doanh nghiệp, trong đó không cho vay đối với dự án BOT, BT theo quy định; đảm bảo tỷ lệ vay dài hạn, trung hạn/ tổng dư nợ, kiểm soát mục đích vay, nghiên cứu kỹ các khách hàng có mục đích vay đầu tư bất động sản… là các biện pháp quản lý các khoản vay để đảm bảo hạn chế nợ xấu đối với chi nhánh trong giai đoạn 2014-2016 vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)