Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 67 - 70)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay

Kiểm soát RRTD là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì RRTD ở mức độ kì vọng, giảm thiểu tổn thật RRTD và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Kiểm soát RRTD giúp đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời theo dõi được mục đích sử dụng

vốn vay của khách hàng. Việc giám sát RRTD cũng nhằm mục đích phát hiện kịp thời những biến động bất thường các khoản tín dụng, trên cơ sở đó xếp hạng RRTD của khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản cho vay, để có những kế hoạch dự phòng và thu hồi vốn phù hợp.

Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ thuộc vào độ an toàn của khoản vay.

- Mở sổ theo dõi: CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo ngày, tháng, năm giải ngân; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn; thời gian chuyển nợ quá hạn...

- Khai thác phần mềm điện toán: ngoài cách mở sổ theo dõi khoản vay, CBTD thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi, quản lý khoản vay. Nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch so với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với trưởng phòng tín dụng phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay:

+ Kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ: kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, chứng từ, hoá đơn hạch toán (chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác...) chứng từ tháng quyết toán, thanh lý hợp đồng.

+ Kiểm tra tại hiện trường: Thị sát tiến độ thực hiện, thị sát hiện vật (vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị...)

+ Lập biên bản kiểm tra: CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và tài sản đảm bảo nợ vay của ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy

phòng tín dụng để trình lãnh đạo xem xét giải ngân từng trường hợp có thể quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn.

- Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng; đánh giá tiến độ thực hiện phương án, phân tích hiệu quả tình hình tài chính.

Khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích tình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, bảo đảm tín dụng. Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn tình hình trả nợ của khách hàng, CBTD có ý kiến báo cáo trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc để cùng khách hàng tìm biện pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc tiến hành thu hồi nợ trước hạn.

- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay:

+ Đối với TSĐB là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, bất động sản...CBTD thường xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản hiện trường để kịp xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, sử dụng, bảo quản, mục đích sử dụng có sự thay đổi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản.

+ Đối với trường hợp bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

CBTD rà soát thường xuyên các danh mục tín dụng và thu hồi nợ gốc lãi đã quá hạn. Kết quả của việc này được ghi trong hồ sơ tín dụng. Đồng thời CBTD cũng có kế hoạch thu hồi nợ tồn đọng, thực hiện việc soát xét hàng ngày tiến độ thu hồi các khoản nợ tồn đọng.

Hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội được thực hiện trong giai đoạn 2014-2017 được thể hiện qua bảng 3.3:

Bảng 3.3: Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng (số lần trong năm)

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Quý I/2017

Hoạt động tự kiểm tra, giám sát 12 12 12 3

Hoạt động kiểm tra, giám sát chéo 4 4 4 1

Hoạt động kiểm tra, giám sát của

Ngân hàng Á Châu 12 12 12 3

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)