Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 98 - 102)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng

4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý ngân hàng

4.2.2.1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng

Trọng giai đoạn vừa qua, hiện tượng chạy theo số lượng khách hàng, với mục tiêu tăng lợi nhuận và thực hiện chỉ tiêu doanh thu, trong quá trình thẩm định các dự án vay, xác định mục tiêu vay của khách hàng cũng có hiện tượng dễ dãi, gây ra những rủi ro tín dụng trong tương lai. Do vậy, Chi nhánh cần phải thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng đã được đề ra, tránh tư tưởng săn tìm lợi nhuận bằng mọi giá. Bằng bất cứ giá nào cũng không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng, thực hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, và để cho món vay có thể được hoàn trả cả trong trường hợp dự án kinh doanh thất bại, thì phải thực hiện thế chấp đúng đắn, phù hợp với thực tế.

Theo đánh giá tại nguyên nhân tác động đến hoạt động quản lý rủi o tín dụng đã nhận định rõ trong giai đoạn vừa qua tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của cán bộ tín dụng dẫn đến nhiều khoản thẩm định không kỹ, do đó dẫn tới nhiều khoản vay phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, hồ sơ pháp lý không đầy đủ, cho vay vượt quá khả năng của khách hàng. Do vậy để hạn chế tối đa những hậu quả do rủi ro tín dụng cần phải thực hiện nghiêm nghiêm túc công tác đảm bảo tiền vay. Từ thực tế của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn vừa qua việc thẩm định dự án vay còn chưa thật kỹ lưỡng, việc quản lý danh mục vay và khách hàng vẫn còn hiện tượng chưa thật sự nghiêm túc và sơ sài, dẫn đến hiện tượng vay sai mục đích, dẫn đến có thời gian tăng nợ xấu, nợ khó đòi. Vì vậy tôi thiết nghĩ: Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng, do đó ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong quá trình cho vay.

Trong quá trình tổ chức cho vay cần quan tâm đến các vấn đề như: năng lực tài chính, tình hình tài chính, khả năng và đạo đức của người điều hành, ưu thế và sức mạnh của người vay trong cạnh tranh. Trong đó tập trung vào việc phân loại, đánh giá đối tượng khách hàng vay, phát triển hơn đối với đối tượng khách hàng cá nhân; cùng với việc cho vay bổ sung lưu động, cho vay đầu tư tài sản cố định, tiếp tục nghiên cứu hình thức cho vay tiêu dùng để đạt hiệu quả hơn nữa nguồn vốn của chi nhánh, tuy nhiên cần phải đảm bảo các khoản vay cần có tài sản cầm cố để đảm bảo an toàn nguồn vốn, hạn chế tối thiểu tác động do rủi ro tín dụng gây lên.

Việc kiểm tra vốn vay cần được thực hiện thường xuyên, kết hợp nhiều biện pháp kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên sâu để tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng. Khi món tín dụng đã được cấp, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và người điều hành là phải thường xuyên giám sát hoạt động của người vay, phát hiện kịp thời những món vay có vấn đề đưa các giải pháp hữu hiệu. Cũng cần phải buộc khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng theo cam kết khi vay, nếu họ có ý đồ làm khác đi, với những toan tính phiếu lưu, thì cán bộ tín dụng phải có những biện pháp thích hợp để thu hồi lại món vay.

Ngoài ra, ban lãnh đạo phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại các qui định tín dụng. Một mặt phải chỉnh sửa những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, chưa chặt chẽ về pháp luật, nhằm tránh sự lợi dụng của những người “thiếu đạo đức” từ phía khách hàng lẫn cán bộ ngân hàng. Mặt khác đánh giá tác động của hệ thống quy chế tín dụng vào quá trình cho vay và thu nợ, nhằm tìm ra những biện pháp đưa quy chế vào thực tiễn.

Cùng với đó là đánh giá theo định kỳ hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng thông quá các tiêu chí đã nêu trong luận văn để thu được kết quả thuận lợi cả định tính và định lượng. Qua công tác kiểm tra giám sát sớm phát hiện những sai sót trong khâu quản lý rủi ro để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.2.2.2. Nâng cao việc nhận dạng và quản lý rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.

a) Đối với sản phẩm, dịch vụ mới.

Quy trình phát triển sản phẩm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội gồm : Đề nghị phát triển sản phẩm – Xem xét đồng ý – Xây dựng sản phẩm – Phê duyệt cho phép – Triển khai sản phẩm – Xác nhận giá trị sử dụng.

Trong quy trình trên, ngoài các nội dung cơ bản của phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới như: Sản phẩm dịch vụ dự định đáp ứng cho nhu cầu nào, phục vụ cho nhóm khách hàng nào, ở đâu, thời gian nào ; Sản phẩm dịch vụ dự kiến đem lại những tiện ích gì cho khách hàng; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của Chi nhánh không; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có tạo ra sự khác biệt và ưu thế riêng hay không; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đáp ứng các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong chính sách phát triển sản phẩm của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội là: đơn giản, quản lý và kiểm soát tự động trên nền tảng công nghệ hiệu quả; Yêu cầu đầu tư cho việc xây dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ là gì. Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đem lại hiệu quả cho Ngân hàng Á Châu không (xét cả hiệu quả định lượng, định tính)… phương án phát triển sản phẩm dịch vụ mới phải chỉ rõ cho được các yếu tố liên quan đến rủi ro.

Trong quá trình xây dựng sản phẩm, để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các phòng ban trong và ngoài chi nhánh.

Chậm nhất sau 3 tháng kể từ thời điểm triển khai sản phẩm dịch vụ mới và định kỳ 6 tháng một lần, phải xem xét và đánh giá hiệu quả các mặt của sản phẩm và báo cáo lên Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc và hội đồng

quản trị (nếu cần thiết) để có giải pháp tiếp tục phát triển, củng cố hay dừng hoạt động của các sản phẩm dịch vụ mới.

b) Đối với sản phẩm và dịch vụ đang hoạt động.

Hàng năm, các Khối, Phòng, Ban như: Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, kế toán giao dịch, Khối Vận hành tín dụng, Ban chính sách phối hợp thực hiện đánh giá lại những sản phẩm và dịch vụ đã đưa vào sử dụng, đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả trên các phương diện của sản phẩm và dịch vụ và báo cáo lên Giám đốc để có quyết định xử lý kế tiếp.

Cùng với việc quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ cần có chính sách công bằng đối với các đối tượng khách hàng khá nhau để tất cả khách hàng như khách hàng thanh toán, khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, ... đều có quyền lợi như nhau khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng

4.2.2.3. Nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro.

Như mục 3.4.3 đã nêu một trong những nhược điểm trong công tác kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội hiện nay là việc tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra của chi nhánh Ngân hàng cấp trên đối với cấp dưới còn hạn chế chưa thường xuyên, kịp thời; đồng thời sự phối hợp giữa các bộ phận trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng còn chưa thật sự nhịp nhàng với nhau. Do vậy, Chi nhánh cần phải:

 Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cấp cao về các nguyên tắc kinh doanh ngân hàng , sự tôn trọng pháp luật và sự cần thiết của việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.

 Cần thống nhất ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh xuyên suốt các cấp điều hành, quản lý của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)