Kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 75 - 76)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

3.2.7. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng

Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng được Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội thực hiện nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cũng như Ngân hàng Á Châu trong đó nổi bật lên đó là:

Công tác tự kiểm tra, giám sát của bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên trong đó thường xuyên giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình về nghiệp vụ, nội vụ, trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng và chương trình công tác hằng năm của chi nhánh. Từ kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, từ kiểm tra toàn diện đến kiểm tra chuyên đề, từ kiểm tra định ký tới kiểm tra đột xuất, các sai sót, gian lận, vi phạm được liệt kê, phân tích, mô tả, hình thành phần cơ bản trong hoạt động nhận diện rủi ro trong lĩnh vực tín dụng.

Công tác kiểm tra của lãnh đạo chi nhánh đối với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng được tổ chức một cách khoa học. Trong giai đoạn 2014-2017 lãnh đọa chi nhánh đã có 04 cuộc kiểm tra, giám sát việc triển khai chiến lược phát triển, kế hoạch công tác và chương trình hành động của toàn hệ thống trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong đó đã đánh giá cao công tác dự báo các rủi ro của chi nhánh; Chi nhánh cũng đã thực hiện kiểm tra, giám sát quy trình, kết quả xử lý rủi ro tín dụng của 26 vụ việc và kết quả được đánh giá cơ bản đúng quy trình, không gây thiệt hại cho ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, chi nhánh đã thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá đối với cá nhân thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng với các tiêu chí kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý khi tác nghiệp với các món tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như đạo đức, tác phong của cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng và chi nhánh.

Từ kết quả kiểm tra, giám sát cũng đã phát hiện một số vấn đề trong quy trình thực hiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, theo đó một số khâu quản lý còn chưa được coi trọng như việc kiểm tra công tác sử dụng vốn còn chưa thường xuyên, trong công tác quản lý vẫn còn cán bộ vi phạm nguyên tắc trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng buộc phải điều chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)