Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 93 - 96)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh

Từ bối cảnh thế giới và trong nước, Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội xác định phát triển tín dụng vừa là chiến lược lâu dài, nhất quán, xuyên suốt trong chương trình hành động chi nhánh, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển tín dụng tại địa bàn, do vậy cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật và các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng hiện hành.Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tín dụng kết hợp với việc thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.Thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và cấp tín dụng các khách hàng được kiểm soát đầy đủ và kịp thời.

Hai là: Hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân theo các chương trình tín dụng đồng hành phát triển: ưu đãi lãi suất; ưu đãi về thời hạn vay…Đa dạng hoá

danh mục sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng tín dụng của khách hàng.Mở rộng cho vay các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hiệu quả, khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp, nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, tích cực xử lý nợ xấu.

Ba là: Đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục cho vay; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nhanh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển.Nâng cao chất lượng thẩm định, đặc biệt chú trọng các khâu thủ tục, hồ sơ, thực hiện các quy trình tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát tiền vay, chấm điểm, xếp hạng khách hàng…

Bốn là: Xây dựng và xếp loại khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích hợp đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. Thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, cho vay vốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Năm là: Thực hiện quyết liệt việc thu hồi nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với từng khách hàng một cách chi tiết, cụ thể theo từng tuần, tháng, quý, và phân công trách nhiệm tới từng cán bộ, phòng ban; kịp thời báo cáo tình hình xử lý nợ và những vướng mắc trong quá trình thực hiện cho Ban lãnh đạo để có ý kiến chỉ đạo.

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội đã đặt ra chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đó là: - Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng giữa các chi nhánh có liên quan với nhau trong hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích tình hình tài chính, kinh doanh đối với khách hàng thường xuyên và định kỳ, thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Á Châu và NHNN Việt Nam.

25%, dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân hàng năm từ 13-15%/ năm. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

+ Mở rộng từng bước các dịch vụ Ngân hàng, phấn đấu đạt trên 10% tổng thu.

+ Đảm bảo đủ quỹ tiền lương theo qui định.

4.1.3. Định hướng cụ thể trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Căn cứ vào định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đến năm 2020, trên cơ sở phân cấp của Ngân hàng TMCP Á Châu; định hướng quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh theo hướng chủ yếu:

Một là, hoàn thiện công tác thông tin quản lý khách hàng trong tất cả các mặt hoạt động kinh doanh theo qui định của Ngân hàng TMCP Á Châu nhằm có các thông tin đó đa dạng, phong phú hơn. Các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội.

Hai là, xây dựng chiến lược và quy trình xử lý rủi ro thiên tai bất khả kháng trong hoạt động kinh doanh, trong đó chú trọng đến loại rủi ro tín dụng. Nếu trước đây, việc xử lý và khắc phục rủi ro thiên tai đều do Nhà nước chủ trì thực hiện và bù đắp thì trong những năm gần đây, theo sự phân cấp của Ngân hàng TMCP Á Châu, các chi nhánh với xu hướng tự khắc phục rủi ro thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu và NHNN.

Ba là, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, trong đó chú trọng đến loại rủi ro tín dụng. Thực hiện phân tích tình hình tài chính, kinh doanh đối với khách hàng thường xuyên và định kỳ, thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu và NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)