Khuyến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 107 - 112)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số khuyến nghị

4.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

- Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD. Nghiên cứu đưa vào áp dụng mô hình quản trị rủi ro phù hợp với các qui định hiện hành của Ngân hàng TMCP Á Châu

- Cần tăng cường hơn nữa việc tập huấn, đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng cho đội ngũ cán bộ các chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của từng cán bộ, nhân viên cũng như tập trung xây dựng thương hiệu Ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là xây dựng được hệ thống tìm kiếm phát hiện ra những tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh,

- Cần đẩy nhanh và hoàn thiện quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro.Nâng cao vai trò của thông tin trong hoạt động, tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM khác trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro.

KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó có hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ nâng cao tăng trưởng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng đối với ngân hàng, nhưng cùng với nó là những tiềm ẩn rủi ro. Do vậy để tồn tài, phát triển bền vững, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội cũng không năm ngoài quy luật đó. Từ thực tế trong những năm qua Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng như xây dựng mô hình bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, quản lý khách hàng vay, thẩm định dự án vay, tổ chức cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, xử lý rủi ro tín dụng các biện pháp này đã mang lại những dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý rui ro tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2014-Quý I/2017. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay Chi nhánh vẫn chưa ban hành được quy chế quan lý rủi ro tín dụng riêng, phân công bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này, việc thẩm định dự án, quản lý khách hàng vay còn lỏng lẻo tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, việc giám sát sử dụng vốn vay còn chưa có hiệu quả, vẫn còn hiện tượng chạy theo doanh số mà quên đi việc kiểm tra hiệu quả vốn vay của khách hàng, trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tiễn…từ các yếu tố đó dẫn đến nhiều tiêu chỉ như nợ xấu, nợ khó đòi, tỷ lệ thu lãi, hiệu quả sử dụng vốn chưa đạt được theo kỳ vọng đề ra. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trong luận văn, đặc biệt chú trọng Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức, chiến lược và chính sách trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong đó chú trọng đến, nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng, âng cao văn hóa kiểm soát rủi ro quan tâm đến các giải pháp về nhân sự và các giải pháp từ nhân tố khách hàng. Thực hiện tốt các giải pháp trên là góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Luận án tiến sĩ Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Hà Nội: Học viện Ngân hàng.

2. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh

nghiệp. Hà Nội: Nxb Tài chính.

3. Đỗ Văn Độ, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời

kỳ hội nhập. Hà Nội: Tạp chí Ngân hàng.

4. Phan Thị Thu Hà, 2004. Giáo trình ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê

5. Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

6. Lưu Thị Hương, 2004. Thẩm định tài chính dự án. Hà Nội: Nxb Tài chính.

7. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào, 2006. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội:Nxb Tài Chính

8. Joel Bessis, 2012. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Hà Nội:NXB Lao động Xã hội.

9. Nguyễn Thanh Hương, 2013. Luận văn thạc sỹ Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt

Nam – Chi nhánh Đống Đa. Hà Nội: Đại học Kinh tế.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nxb Tài chính.

11. Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2017. Nghiên cứu những khả năng áp dụng Hiệp ước Basel III trong quá trình kiểm soát rủi ro các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hồ Chí Minh: Tạp chí Công thương.

12. Lê Thúy Nga, 2015. Luận văn thạc sỹ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN.

Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/ TT-NHNN về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định

giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

17. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2005. Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Hà Nội.

18. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2014-2016. Báo cáo thường niên các năm 2014-

2016. Hà Nội.

19. Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, 2014-2016. Báo cáo thường

niên các năm 2014-2016. Hà Nội.

20. Lê Nguyễn Phương Ngọc, 2007. Luận văn thạc sỹ Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng: Đại

học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

21. Trương Quang Nội, 2010. Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các Doanh nghiệp

vừa và nhỏ. Hà Nội:Nxb Tài chính.

22. Đào Minh Phúc, 2009. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Luật các tổ chức tín dụng.

25. Bùi Ngọc Quỳnh, 2013. Luận văn thạc sỹ Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel

II tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam. Hà Nội: Đại học

Kinh tế Quốc dân.

26. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng. Hà Nội:NXB Thống kê.

27. Nguyễn Văn Tiến,1999. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội:

NXB Thống kê.

28. Nguyễn Chí Trung 2017. Về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. Hà Nội: Thời báo Ngân hàng.

29. Lê Văn Tư, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

Website:

1. NHNN: www.sbv.gov.vn

2. Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội

Kính thưa đồng chí,

Tên tôi là Cao Thùy Linh, hiện đang là học viên Cao học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp:

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh

Hà Nội. Tôi kính mong anh/chị dành chút thời gian quý báu giúp tôi thực hiện đề tài

nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi khảo sát. Mọi thông tin anh/chị cung cấp được đảm bảo bí mật và chỉ được sử dụng trong nghiên cứu luận văn của tôi.

Phần I: Thông tin của ngƣời trả lời

Họ và tên: ... Chức vụ: ... Địa chỉ email: ...

Phần II: Câu hỏi khảo sát

Với thang điểm 5, anh/chị hãy cho biết quan điểm của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội được cho trong bảng sau (cho điểm là số chẵn từ 1 đến 5):

STT Yếu tố ảnh hƣởng Mã hóa Điểm thực trạng

1 Khung cảnh kinh tế YT1

2 Đối thủ cạnh tranh YT2

3 Khoa học - kỹ thuật YT3

4 Khách hàng YT 4

5 Chính sách chiến lược của ngân hàng YT 5

6 Bầu không khí - văn hoá của ngân hàng YT 6

7 Nhân tố con người YT 7

8 Nhân tố nhà quản lý YT 8

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)