Các vấn đề cơ bản về học phí giáo dục đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Các vấn đề cơ bản về học phí giáo dục đại học công lập

Theo Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016), giáo dục đƣợc xem là một phƣơng thức đầu tƣ do giáo dục cải thiện vốn nhân lực và nâng cao năng suất. Nghiên cứu của Psacharopoulos (1995) chứng minh giáo dục đại học đem lại lợi ích về thu nhập của cá nhân.

Psacharopoulos (1995) nghiên cứu thu nhập theo độ tuổi và theo bậc giáo dục của Venezuela đã chỉ ra rằng những ngƣời có trình độ đại học có khả năng tạo thu nhập cao hơn so với những ngƣời có trình độ giáo dục dƣới đại học và mức thu nhập này duy trì trong suốt cuộc đời mỗi ngƣời (Hình 2.1).

Hình 2.1: Khả năng tạo thu nhập theo bậc giáo dục, số liệu của Venezuela năm 1989

Nguồn: Psacharopoulos (1995)

Theo nghiên cứu về hàm thu nhập cơ bản của Ogawa và Nomura (2009), mỗi năm đi học tăng thêm mức lƣơng của một cá nhân lên 12%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mức độ tác động của các bậc giáo dục đối với thu nhập của ngƣời học, trong đó giáo dục đại học có mức độ tác động cao nhất trong số các bậc giáo dục (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Hệ số của hàm thu nhập cơ bản và hàm thu nhập mở rộng Hệ số Số năm đi học 0,12 Tiểu học 0,82 Trung học cơ sở 1,06 Trung học phổ thong 1,36 Đại học 1,96

Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc học đại học mang lại lợi ích về thu nhập rõ rệt. Hệ số của hàm thu nhập cho thấy những ngƣời tốt nghiệp đại học có xu hƣớng đạt đƣợc mức thu nhập cao gấp 2,3 lần thu nhập của những ngƣời tốt nghiệp tiểu học, cao gấp 1,8 lần thu nhập của những ngƣời tốt nghiệp trung học cơ sở và cao gấp 1,4 lần thu nhập của những ngƣời tốt nghiệp trung học phổ thông.

Dƣới góc độ kinh tế học, học phí đại học tác động đến cả phía cung - các trƣờng đại học và phía cầu - sinh viên/gia đình sinh viên. Học phí tăng mang lại nguồn thu cần thiết cho các trƣờng đại học nên bên cung sẽ có động lực để cung cấp các dịch vụ giáo dục đại học tốt hơn. Tuy nhiên, học phí lại làm tăng gánh nă ̣ng tài chính đối với sinh viên . Điều này làm giảm khả năng tiếp cận đại học của sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc các gia đình có thu nhập thấp. Theo Johnstones và Marcucci (2007), học phí đại học cần tính đến chi phí giáo dục đại học và mức thu nhập của hộ gia đình trung bình để duy trì đƣợc chất lƣợng giảng dạy của trƣờng và không tạo một gánh nặng quá lớn cho các gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)