6. Kết cấu của luận án
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập
2.3.2. Các nƣớc đang phát triển
i) Thái Lan
Học phí của giáo dục đại học tại Thái Lan thuộc dạng học phí chung, có thể trả trƣớc (up-front tuition fee policy) (Marcucci và Usher, 2012). Loại học phí này dựa trên quan điểm rằng phụ huynh có trách nhiệm phải trang trải một phần chi phí học đại học của con em họ. Tại Thái Lan, mức học phí không khác nhau theo mức thu nhập của hộ gia đình, nhƣng các khoản hỗ trợ và cho vay sẽ thay đổi theo mức thu nhập của hộ gia đình. Các cơ sở giáo dục đại học có quyền đƣợc tự ấn định mức học phí (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2016).
Một đặc điểm chính của hệ thống giáo dục Thái Lan là vai trò chủ chốt của khu vực công trong việc cung cấp giáo dục với bốn phần năm số sinh viên theo học tại các trƣờng công lập. Nguồn tài chính chủ yếu cho các trƣờng công lập là từ Nhà nƣớc, học phí chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Các trƣờng đại học công lập đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp rất nhiều, có khả năng ấn định mức học phí thấp hơn một nửa hoặc thậm chí một phần tƣ học phí các trƣờng dân lập, khiến cho những trƣờng này thu hút đƣợc nhiều sinh viên hơn.
Tuy nhiên, việc ấn định mức học phí thấp hơn chi phí thực sự tại các trƣờng công lập khiến cho Nhà nƣớc phải trợ cấp rất nhiều.
Bảng 2.4: Các mức học phí theo các nhóm ngành và loại hình cơ sở giáo dục đại học ở Thái Lan
Đơn vị: USD
Loại hình cơ sở
đào tạo Ngành
Học phí (mỗi năm) Tối thiểu/ mức học phí thấp nhất Tối đa/tối thiểu Tối thiểu Tối đa Trung vị Đại học tuyển sinh hạn chế Khoa học và Công nghệ 147 1.224 387 3,2 8,33 Y khoa 144 723 395 3,13 5,02 Khoa học xã hội 152 578 291 3,3 3,8 Đại học tự trị Khoa học và Công nghệ 546 1.343 673 11,87 2,46 Y khoa 701 728 710 15,24 1,04 Khoa học xã hội 546 658 651 11,87 1,21 Đại học mở Khoa học và Công nghệ 47 994 99 1,02 21,15 Y khoa 93 106 99 2,02 1,14 Khoa học xã hội 46 96 82 1 2,09 Nguồn: Weesakul và cộng sự (2003)
Ghi chú: Học phí được quy đổi từ THB sang USD sử dụng tỉ giá hối đoái năm 2003 (1 USD = 41,5 THB)
Tại Thái Lan, do những ngƣời nghèo ít có cơ hội đƣợc học Đại học hơn, tác dụng của trợ cấp đối với giáo dục đại học thƣờng mang tính chất giảm dần: những ngƣời có thu nhập càng cao lại nhận đƣợc nhiều trợ cấp hơn (Tangkitvanich và Manasboonphempool, 2008). Một giải pháp cho vấn đề này chính là các chƣơng trình cho sinh viên vay vốn đƣợc thiết kế phù hợp.
Chƣơng trình cho sinh viên vay vốn tại Thái Lan đƣợc bắt đầu vào năm 1996 dƣới tên gọi Quỹ cho vay sinh viên do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm. Vào năm 2006, dƣới thời Thủ tƣớng Thaksin, chƣơng trình cho vay này đƣợc đổi thành hình thức cho vay Tích lũy thu nhập; theo đó, sinh viên thuộc mọi ngành đào tạo đều đƣợc vay vốn, việc cho vay vốn không phụ thuộc vào thu nhập hộ gia đình của sinh viên và sinh viên phải trả nợ chỉ sau khi thu nhập hàng tháng của họ đạt 16.000 THB. Tuy nhiên, hình thức cho vay này chỉ bao gồm học phí chứ không bao gồm chi phí sinh hoạt của sinh viên.Với sự thay đổi Thủ tƣớng, vào năm 2007, hình thức Quỹ cho vay sinh viên lại đƣợc áp dụng. Vào năm 2011, Nhà nƣớc đã đƣa ra một số thay đổi với chƣơng trình cho vay, đó là việc vay vốn chỉ dành cho sinh viên thuộc những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn (Marcucci và Usher, 2012).
ii) Trung Quốc
Chính sách học phí của giáo dục đại học tại Trung Quốc có sự thay đổi giữa các giai đoạn. Từ trƣớc năm 1985, Trung Quốc không thu học phí đối với giáo dục đại học. Từ năm 1985 đến năm 1993, Trung Quốc áp dụng chính sách học phí kép (dual track tuition fee policy) đối với giáo dục đại học. Từ năm 1993 cho đến nay, chính sách học phí đồng nhất (one track tuition fee policy) đƣợc thi hành.
Giáo dục đại học đƣợc Chính phủ Trung Quốc cung cấp miễn phí từ những năm 1950. Theo Wang and Ma (2009), trƣớc những năm 1980, Nhà nƣớc cung cấp toàn bộ ngân sách của giáo dục đại học tại Trung Quốc. Sinh viên không phải đóng học phí; thay vào đó, họ đƣợc cung cấp chỗ ở, tiền ăn uống và các chi phí sinh hoạt khác. Chỉ từ những năm 1980, chính sách chia sẻ học phí
mới đƣợc thực hiện. Theo Shen và Li (2004), có bốn lý do khiến Chính phủ Trung Quốc quyết định chuyển từ cơ chế học phí do Nhà nƣớc tài trợ sang cơ chế chia sẻ học phí, đó là: nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính trong hệ thống giáo dục đại học, những ích lợi của cá nhân từ giáo dục đại học đã ngày càng gia tăng cùng với cải cách kinh tế.
Vào năm 1985, chính sách học phí kép (dual track tuition fee policy) đƣợc ban hành trong Quyết định về cải cách cấu trúc giáo dục (Decision on Reform of the Educational Structure). Văn bản này tuyên bố rằng các tổ chức giáo dục đại học có thể tuyển sinh một số lƣợng nhỏ các sinh viên có khả năng tự chi trả học phí và tiền ở (sinh viên tự túc, có điểm thấp hơn mức điểm số quy định của những sinh viên đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ) bên cạnh các sinh viên đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, đồng thời ấn định mức học phí cho các sinh viên tự túc. Từ năm 1989, Nhà nƣớc đã khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tự tạo nguồn doanh thu từ học phí. Tài chính cho giáo dục giờ đây không chỉ từ phía Nhà nƣớc mà đã đƣợc chia sẻ cho sinh viên. Vào năm 1993, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố chính sách học phí đồng nhất (one-track policy), theo đó tất cả sinh viên đều phải nộp học phí (Li, 2005). Mức học phí cao hơn đƣợc áp dụng từ năm 1994, cùng với việc xóa bỏ sự chênh lệch học phí giữa các sinh viên đƣợc Nhà nƣớc, doanh nghiệp tài trợ và các sinh viên tự túc. Mức học phí chung trong năm 1995 đƣợc ấn định trong khoảng từ 1.300 Nhân dân tệ (180 USD) tới 2.700 Nhân dân tệ (340 USD) cho mỗi năm học. Cho tới năm 1997, tất cả những tổ chức giáo dục đại học thƣờng xuyên đều yêu cầu sinh viên nộp học phí. Để giảm chi phí hoạt động, một số trƣờng đại học bắt đầu tính phí cƣ trú (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2016).
Vào năm 2005, khoảng 27% tổng chi tiêu thƣờng xuyên cho giáo dục đại học đến từ học phí của sinh viên (Li, 2005). Mức học phí đƣợc quy định hiện nay là khoảng 25% mức chi phí thực tế (“mức chi phí” đƣợc xác định bởi một hàm số do MOE đặt ra). Từ năm 2006 đến 2011, học phí không thay đổi và giữ nguyên ở mức từ 4.200 đến 10.000 Nhân dân tệ (1.163 đến 2.770 USD) (Marcucci và Usher, 2012).
Các chính sách hỗ trợ sinh viên bao gồm: trợ cấp, học bổng, vừa học vừa làm, cho vay sinh viên và một số chính sách khác (Shen và Li, 2004):
Đối với trợ cấp dành cho sinh viên, Quỹ trợ cấp Nhà nƣớc đƣợc thành lập vào Tháng Tƣ 2002 bởi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục. Những khoản trợ cấp của Nhà nƣớc sẽ đƣợc trao cho những sinh viên có thành tích học tập tốt trong các tổ chức giáo dục đại học thƣờng xuyên. Cho đến năm 2005, mỗi năm có 45.000 sinh viên nhận đƣợc trợ cấp ở hai cấp độ, cụ thể là, 10.000 sinh viên nhận đƣợc 6.000 Nhân dân tệ mỗi năm và 35.000 sinh viên nhận đƣợc 40.000 Nhân dân tệ mỗi năm. Các sinh viên này cũng sẽ đƣợc giảm trừ học phí cùng với việc nhận đƣợc học bổng.
Đối với học bổng, vào tháng 7 năm 1983, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua “Báo cáo về cải cách hệ thống trợ cấp trong các Cơ sở giáo dục đại học thƣờng xuyên”. Kể từ đó, học bổng trở thành nguồn hỗ trợ chính đối với sinh viên đại học. Tuy nhiên, học bổng đƣợc trao trên cơ sở thành tích học tập, chứ không dựa trên hoàn cảnh của sinh viên, vì vậy tỉ lệ các sinh viên từ những gia đình có thu nhập trung bình và cao nhận đƣợc học bổng này cao hơn so với những sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp. Vì vậy, học bổng này không giải quyết đƣợc triệt để vấn đề khó khăn về tài chính của sinh viên nghèo.
Với chƣơng trình vừa học vừa làm, năm 1994 Hội đồng Giáo dục Nhà nƣớc đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học thành lập những quỹ vừa học vừa làm với mục đích hỗ trợ sinh viên nghèo. Cùng lúc đó, tất cả các bộ trung ƣơng, các tỉnh và thành phố đƣợc yêu cầu gắn những quỹ này với những cơ chế phù hợp với quy định. Sinh viên có thể kiếm đƣợc 1,5 đến 2 Nhân dân tệ mỗi giờ làm việc. Tuy nhiên, khoản tiền này không đủ để sinh viên có thể trang trải chi phí học tập, và bên cạnh đó, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao khiến cho các cơ hội làm việc cho sinh viên trở nên khan hiếm.
Với chƣơng trình cho vay sinh viên, từ năm 1986 cho tới 1999, chƣơng trình cho vay sinh viên đƣợc quản lý bởi các cơ sở giáo dục đại học, với số tiền cho vay chỉ là 300 Nhân dân tệ mỗi năm, và thời hạn trả tiền quá ngắn, sinh viên buộc phải trả tiền trƣớc khi tốt nghiệp. Do những hạn chế này mà chƣơng trình cho vay sinh viên đƣợc đổi mới vào năm 1999, chƣơng trình cho vay sinh viên có sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại và đảm bảo sinh viên nhận đƣợc đủ số tiền để trang trải cho chi phí học tập.
iii) Mexico
Trong suốt ba thập kỷ mở rộng của giáo dục đại học, học phí tại các trƣờng đại học công lập tại Mexico rất thấp. Điều 3 của Hiến pháp không quy định rõ ràng về trách nhiệm của bang đối với giáo dục đại học. Vào những năm 1970, học phí chủ yếu mang tính "tƣợng trƣng" bởi nó đã không tăng kể từ những năm 1960.Trong những năm 1990, những nhu cầu thực tế đã thôi thúc các trƣờng đại học thực hiện điều chỉnh tăng học phí và lệ phí. Do số lƣợng nhập học tăng, thu nhập công giảm và đóng góp tƣ nhân ít ỏi dần dần đã làm nảy sinh tình
trạng quá tải và giảm chất lƣợng trang thiết bị và giảng dạy; từ đây mở đƣờng cho khu vực tƣ nhân.
Hiện nay, Mexico không có chính sách đồng nhất về học phí và lệ phí đối với giáo dục đại học. Nhiều trƣờng đại học học công lập không công bố học phí/lệ phí trên website. Nguyên nhân của điều này là do phản ứng với mức tăng học phí này rất đa dạng theo khu vực và trƣờng đại học. Một số nỗ lực của các trƣờng đại học trong việc tăng học phí gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của sinh viên (ví dụ nhƣ tại trƣờng đại học công lập hàng đầu của Mexico, trƣờng Đại học Tự quản Quốc gia Mexico).
Hiện tại, hầu hết tất cả các trƣờng đại học công lập của Mexico ở mức độ nào đó đều đã tăng học phí. Tuy nhiên, quá trình này rất hỗn loạn.Tự tổ chức và quản lý trong một trƣờng đại học công lập phân cấp quản lý dẫn đến các chính sách học phí thiếu đồng nhất từ bên trong và giữa các trƣờng đại học. Một vấn đề khác là, nhìn chung, những trƣờng học đó tính toán học phí và lệ phí dựa trên cơ sở đáp ứng một tỷ lệ nhất định chi phí của một cơ sở giáo dục đại học, chứ không phải dựa theo nhu cầu. Có những trƣờng đại học công lập có mức chi phí rất thấp, ở mức 1.100 peso (150$) mỗi năm. Trong khi đó, học phí ở một trƣờng đại học tƣ thục có thể cao ở mức 150.000 peso (20.000 USD) mỗi năm, mặc dù mức chi phí không tƣơng ứng với chất lƣợng giáo dục đại học và cơ sở hạ tầng (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2016).
Tiếp cận giáo dục đại học tại Mexico tƣơng đối không đồng đều. Tỷ lệ sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập thấp nhất là 22%, trong khi đó nhóm sinh viên đến từ gia đình có thu nhập cao nhất là 67% (Kaufmann, 2007). Chính quyền và ngƣời dân yêu cầu khu vực này cần cải thiện việc tiếp cận bằng cách
điều chỉnh các mức phí trong giáo dục đại học từ Nhà nƣớc và những ngƣời đóng thuế cho tới phụ huynh và học sinh, đồng thời tăng học bổng dựa trên nhu cầu và các chƣơng trình cho vay.
Cho đến nay, hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại Mexico vẫn khá hạn chế và có rất ít hỗ trợ tài chính đại học. Chƣơng trình quốc gia cho giáo dục đại học (PRONABES) đƣợc thành lập năm 2001 nhằm cấp cho những sinh viên nghèo khu vực công lập những khoản sinh hoạt phí hàng tháng. Trong năm 2009, những sinh viên đủ điều kiện nhận đƣợc 750 peso (105 USD) mỗi tháng trong năm học đầu tiên, 830 peso (116 USD) mỗi tháng trong năm thứ hai, 920 peso (129 USD) mỗi tháng trong năm thứ ba và 1.000 peso (140 USD) mỗi tháng trong năm thứ tƣ. Trong năm học 2007-2008, 250.000 sinh viên đƣợc nhận hỗ trợ PRONABES (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2016). Hiện tại, có một số khoản vay cho sinh viên của các bang ở Mexico (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Các chƣơng trình cho vay sinh viên ở Mexico
Bang Chƣơng trình vay sinh viên
Quintana Roo Chƣơng trình cho vay sinh viên của Ngân hàng Quốc gia Sonor Chƣơng trình cho vay của Viện Tín dụng Giáo dục Tamaulipas Chƣơng trình cho vay của Viện Tín dụng Giáo dục Guanajuato Chƣơng trình cho vay của Viện Tài chính và Thông tin
Giáo dục (Educafin)
Liên bang Chƣơng trình cho vay của Hiệp hội Giáo dục Đại học Formento (SOFES) và Ngân hàng Thế giới cho sinh viên 90 trƣờng tƣ thục
Một chƣơng trình cho vay của bang với sự tài trợ của Ngân hàng Quốc gia vì Dịch vụ và Công trình cộng đồng (BANOBRAS) đang đƣợc thí điểm trong Chƣơng trình viện trợ sinh viên của Ngân hàng Quốc gia tại bang Quintana Roo (Tín dụng giáo dục của Estato de Quintana Roo) (Brunner và cộng sự, 2008). Tại bang Sonora, Viện Tín dụng Giáo dục của bang Sonora đƣợc thành lập bởi chính quyền bang và liên bang để cho những sinh viên khu vực công lập và tƣ thục vay. Khoản vay đƣợc dựa trên hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi sinh viên và khóa học mong muốn. Khoản vay phải đƣợc bảo đảm bởi một ngƣời đồng xác nhận (thƣờng là bố mẹ). Nếu tổng khoản tín dụng vƣợt quá 250.000 peso (35.063 USD), cần có một ngƣời đồng xác nhận có tài khoản cá nhân không phải là bố mẹ.Sinh viên phải trả mức lãi suất là 6% trong suốt thời gian học. Khoản tiền gốc (và lãi suất tích lũy trong thời gian ƣu đãi) bắt đầu đƣợc trả sau khoảng thời gian 6 tháng từ khi kết thúc khóa học theo một lịch trả nợ quy định trong hợp đồng cho vay.
Ở bang Tamaulipas, Viện Tài chính Giáo dục (ICEET) đƣa ra khoản vay thử nghiệm dao động từ 700 đến 5.000 peso (98 - 701 USD) cho sinh viên các trƣờng tƣ thục và từ 1.000 đến 2.000 peso (140 - 280 USD) cho sinh viên các trƣờng công lập. Khoản vay phải đƣợc đảm bảo bởi một ngƣời đồng xác nhận Lãi suất (và lãi suất tích lũy trong thời gian ƣu đãi) bắt đầu đƣợc trả lại sau khoảng thời gian sáu tháng từ khi kết thúc khóa học theo một lịch trả nợ quy định trong hợp đồng cho vay.
Ở bang Guanajuato, Viện Tài chính và Thông tin Giáo dục (Educafin) đƣa ra khoản vay thử nghiệm cho sinh viên đại học lên tới 150.000 peso (21.037 USD). Khoản vay phải đƣợc đảm bảo bởi một ngƣời đồng xác nhận. Lãi suất đƣợc cố định ở mức 7% một năm trong suốt thời gian vay. Trong quá trình học
tập, ngƣời vay phải trả hết 10% tổng khoản vay cộng thêm lãi suất hàng tháng là 0,58% và phí bảo hiểm hàng tháng. Sau khi kết thúc khóa học, ngƣời vay có một khoảng thời gian ƣu đãi từ 6 đến 12 tháng chỉ phải trả lãi và phí bảo hiểm, số tiền còn lại của khoản vay phải trả trong khoảng thời gian bằng với thời gian sinh viên đƣợc nhận khoản vay. Sinh viên phải thực hiện một dự án dịch vụ cộng đồng mỗi kỳ học mà ngƣời đó nhận khoản vay.
Hiệp hội Giáo dục Đại học Formento (SOFES) đƣợc thành lập bởi một hội liên hiệp của 90 trƣờng đại học tƣ thục chọn lọc đƣa ra khoản vay thử nghiệm cho sinh viên. Sinh viên phải cung cấp những ngƣời đồng xác nhận và những ngƣời này có thể đƣa ra tài sản thế chấp có giá trị cao hơn mức vay. SOFES đƣa ra khoản vay sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới đƣợc bảo đảm bởi chính