Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc về hoàn thiện chính sách học phí giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 131 - 135)

3.3.3 .Phân tích theo quan điểm ngƣời học

4.2. Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc về hoàn thiện chính sách học phí giáo

dục đại học công lập của Việt Nam

Một là, về dài hạn Nhà nước nên thực hiện lộ trình bỏ “mức trần học phí”. Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ cho phép các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ đƣợc tự chủ một cách mở hơn so với hiện nay trên tất cả các phƣơng diện về tuyển sinh, ngành nghề giáo dục đại học và học phí. Việc cho phép các trƣờng đại học công lập đƣợc quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nƣớc quy định là rào cản để các trƣờng có thể phát triển một cách toàn diện, lý do vì khung học phí là thấp so với nhu cầu về nguồn tài chính của trƣờng, nên các trƣờng đại học đều áp dụng mức học phí của trƣờng là mức trần. Hậu quả là học phí bị cào bằng và không có sự phân biệt giữa các trƣờng có chất lƣợng cao và chất lƣợng thấp.

Bên cạnh đó, khi đƣợc giao quyền tự chủ một cách toàn diện, các trƣờng sẽ phải tính toán rất kỹ để đảm bảo các khoản chi thƣờng xuyên nhƣ: trả lƣơng

cho giảng viên, đầu tƣ cơ sở vật chất, chƣơng trình giảng dạy... Muốn duy trì ổn định các khoản kinh phí này cũng nhƣ mở rộng phƣơng thức hoạt động, một trong những yếu tố quan trọng là các trƣờng phải đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu trƣờng đại học nào không thu hút đƣợc sinh viên theo học thì trƣờng đó không có kinh phí để duy trì hoạt động. Nghĩa là ngƣời mua sẽ quyết định rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của một trƣờng đại học. Cơ chế này là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trƣờng giáo dục, trong đó có sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học bằng việc cung cấp các sản phẩm chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý cho ngƣời học.

Hai là, trong giai đoạn áp dụng “mức trần học phí”, các trường đại học vẫn được phép tăng học phí vượt trần, và phần chênh lệch giữa học phí trần và học phí thực tế sẽ bị thu thuế. Điều đó sẽ tạo ra thị trƣờng giáo dục đại học ở Việt Nam, trong đó mức học phí phản ánh đúng giá cả của hàng hoá giáo dục, và Nhà nƣớc vẫn có đƣợc nguồn thu từ thuế học phí chênh lệch để đầu tƣ phát triển hệ thống giáo dục đại học hoặc hỗ trợ tài chính cho sinh viên nghèo học giỏi.

Ba là, chính sách học phí cần phân loại thành nhiều nhóm ngành đào tạo đại học hơn so với 3 nhóm ngành ở Nghị định 86.Cần đa dạng hóa hình thức thu học phí vừa để đảm bảo nguồn lực tài chính cho trường đại học, vừa đảm bảo điều kiện chi trả của sinh viên. Các trƣờng đại học cần đƣợc phép thực hiện chính sách học phí chung, trả trƣớc, học trƣớc, trả sau, hoặc đóng góp theo hình thức tiết kiệm dài hạn cho học hành của con em họ.

Nghị định 86 mới chỉ phân chia giáo dục đại học thành 3 nhóm ngành: nhóm ngành 1 bao gồm khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản; nhóm ngành 2 bao gồmkhoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ

thuật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành 3 lày, dƣợc. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế, chính sách học phí cần phân loại thành nhiều nhóm ngành đào tạo đại học hơn nữa so với hiện tại chỉ là 3 và có sự phân biệt về mức học phí đối với từng nhóm ngành, cụ thể là khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật và y tế. Trên thực tế, các nhóm ngành khác nhau có sự khác biệt về chi phí đào tạo cũng nhƣ nhu cầu của xã hội. Vì vậy, nếu mức học phí đƣợc quy định giống nhau giữa những nhóm ngành sẽ không đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ sự cân bằng giữa các nhóm ngành nghề.Về phía ngƣời học, họ cũng không có đƣợc sự lựa chọn cần thiết để chọn những ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mình.

Bốn là, Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học, khuyến khích kiểm định chất lượng độc lập và kiểm định vùng và xếp hạng các trường đại học. Điều đó sẽ giúp cho hạn chế khuyết tật về thông tin bất cân xứng của thị trƣờng giáo dục đại học, nghĩa là ngƣời học nhận đƣợc thông tin đầy đủ về sản phẩm đào tạo của trƣờng đại học mà họ sẽ mua dịch vụ.

Việc khuyến khích các trƣờng đại học thực hiện kiểm định chất lƣợng do các tổ chức, hiệp hội các trƣờng đại học trong vùng và quốc tế thực hiện sẽ giúp cho ngƣời học đƣợc tiếp nhận thông tin đa chiều và quốc tế về sản phẩm giáo dục đại học của trƣờng. Điều đó cũng giúp cho trƣờng đại học thu hút ngƣời học từ các nƣớc trong khu vực, tạo nguồn lực tài chính để nâng cao chất lƣợng và vị thế của trƣờng.

Để hạn chế việc nhà trƣờng sau khi tuyển sinh không thực hiện theo cam kết chất lƣợng đào tạo đã công bố với ngƣời học, Nhà nƣớc cần có cơ chế giám sát chất lƣợng giáo dục. Nhà nƣớc cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt

chẽ, công khai thông tin về chất lƣợng đào tạo để buộc các trƣờng đại học phải cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời học. Nhà nƣớc cần giám sát chất lƣợng các trƣờng đại học bao gồm nội dung chƣơng trình đào tạo, về học phí, cơ sở vật chất, giảng viên, tỷ lệ sinh viên có việc làm.

Năm là, Nhà nước cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện chính sách hỗ trợ học phí, vay sinh viên cho học sinh nghèo. Khi thực hiện chia sẻ chi phí giữa Nhà nƣớc và ngƣời học cần song song phát triển các giải pháp tín dụng và học bổng hỗ trợ sinh viên, đặc biệt sinh viên đến từ gia đình có thu nhập thấp. Đây cũng chính là giải pháp hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu chia sẻ trách nhiệm xã hội của vấn đề giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam, những sinh viên có nhu cầu đƣợc đào tạo ở trình độ cao, đƣợc học tập trong một môi trƣờng tốt nhất nhằm trang bị cho bản thân những kỹ năng tốt nhất trong thời lƣợng giáo dục đại học nhất định có khả năng chi trả cho mức học phí đại học.

Mặt khác, những sinh viên có khả năng học tập tốt, có mong muốn tham gia và khả năng hoàn thành tốt, xuất sắc các kỹ năng chuyên môn ở trình độ giáo dục đại học cao trong môi trƣờng đại học chất lƣợng cao, nhƣng không có đủ khả năng chi trả cho các chi phí này thì học bổng, trợ cấp và các ƣu đãi tín dụng là các giải pháp của Nhà nƣớc giúp các sinh viên này có thể thực hiện nhu cầu của mình, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học và hiệu quả xã hội của dịch vụ giáo dục đại học.

Sáu là, cần phải thành lập hội đồng kiểm tra học phí bao gồm các giáo sư và sinh viên ở các trường đại học. Điều này góp phần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thu, chi học phí. Bên cạnh đó, việc tham gia vào hội đồng thể hiện quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên.Từ đó, việc đóng học

phí đƣợc sự đồng thuận cao hơn của ngƣời dân và sinh viên cũng nhận thấy sự quan trọng của chi phí giáo dục để cố gắng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)