Phƣơng pháp phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 59 - 63)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Chính sách học phí giáo dục đại học công lập

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập

theo quan điểm ngƣời học

Để xác định đƣợc một mức học phí phù hợp, vừa đảm bảo kinh phí để nhà trƣờng duy trì và nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, vừa đảm bảo tính công bằng và tiếp cận với giáo dục đại học cho ngƣời dân, việc phân tích chính sách học phí theo cách tiếp cận từ ngƣời học là rất quan trọng. Việc tìm hiểu các yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến lựa chọn học đại học của sinh viên là một trong những chủ đề đƣợc nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính giáo dục đại học (Heller, 1997).

- Phƣơng pháp phân tích nhân tố

Phƣơng pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) là một nhánh của phân tích phƣơng sai đa biến (Multivariate Analysis), ban đầu do các nhà tâm lý học nhƣ Spearman, Thomson, Thurstone và Burt phát triển nên (Lawley và Maxwell, 1962). Hiện nay, phƣơng pháp này trở thành một trong những phƣơng pháp phân

tích phƣơng sai đa biến đƣợc sử dụng rộng rãi nhất nhƣ tâm lý học, kinh tế và xã hội học.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố thƣờng đƣợc sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Mục đích của phân tích nhân tố là nhằm mô tả sự biến thiên giữa nhiều biến số theo một số biến ngẫu nhiên không quan sát đƣợc. Khác với phân tích thành phần chính (Principal components analysis), phƣơng pháp đằng sau phân tích nhân tố dựa trên việc xác định một số ít các nhân tố chung (common factor). Tất cả hiệp phƣơng sai hoặc tƣơng quan đƣợc giải thích bởi các nhân tố chung. Bất kỳ thành phần nào của phƣơng sai không lý giải đƣợc bằng nhân tố chung sẽ đƣợc gán cho các sai số, gọi là các nhân tố duy nhất (unique factor). Phƣơng pháp phân tích nhân tố có thể đƣợc xem nhƣ một quy trình thống kê nhằm nhóm các biến lại thành các tập hợp con để các biến trong mỗi tập con có tƣơng quan với nhau ở mức cao, trong khi đó các biến ở các tập con khác nhau không có tƣơng quan một cách tƣơng đối.

- Ứng dụng phƣơng pháp

Phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu về giáo dục đại học, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên, trong đó, học phí thƣờng là một yếu tố quan trọng trong phân tích nhân tố.

Wilkins (2013) nghiên cứu về ảnh hƣởng của những thay đổi trong chính sách học phí đối với việc lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.549 học sinh lớp 12 đang theo học chƣơng trình A-level tại 4 cơ sở giáo dục trên khắp nƣớc Anh. Nghiên cứu không chỉ tập trung vào ảnh hƣởng của chính sách học phí đến việc học sinh có lựa chọn học đại học hay

không, mà quan tâm tới cả việc sinh viên cân nhắc các phƣơng án học tập với chi phí thấp hơn, hoặc đi học ở nƣớc ngoài. Mbawuni và Nimako (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn chƣơng trình học của các học viên thạc sỹ tại Ghana. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 183 sinh viên thuộc các nhóm ngành khác nhau, đƣợc lựa chọn tham gia các khóa học thạc sỹ tại các trƣờng đại học công lập ở Ghana và sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để làm rõ tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn chƣơng trình thạc sỹ của các sinh viên này.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố sử dụng trong nghiên cứu về giáo dục đại học có thể đƣợc trình bày nhƣ sau:

(X1 - ϻ1) = a11 F1 + a12 F2 + … + a1r Fr + U1

(X2 - ϻ2) = a21 F1 + a22 F2 + … + a2r Fr + U2

. (Xp - ϻp) = ap1 F1 + ap2 F2 + … + apr Fr + Up

Trong đó:

- p biến quan sát đƣợc X1, X2,..., , Xpvới vec-tơ trung bình ϻ (p x 1) và ma trận hiệp phƣơng sai 𝚺 (p x p). Trong trƣờng hợp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên, các biến này sẽ là các yếu tố nhƣ học phí, địa điểm của trƣờng, cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai, chất lƣợng giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy, tổ chức và điều phối của nhà trƣờng.

- r biến không quan sát đƣợc gọi là các nhân tố phổ biến F1,F2,…, Fr, ở đó

r < p

Phân tích nhân tố thƣờng đƣợc thực hiện theo các bƣớc: Xác định vấn đề, Lập ma trận tƣơng quan, Xác định số nhân tố, Giải thích nhân tố, Xác định điểm nhân tố và lựa chọn nhóm nhân tố thay thế và Xác định mô hình phù hợp. Các bƣớc thực hiện cụ thể có thể đƣợc tham khảo từ các cuốn giáo trình và sách chuyên khảo về phƣơng pháp phân tích phƣơng sai đa biến, ví dụ nhƣ Jobson (1991). Một số nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmation factor analysis) sau khi đã tìm ra các nhân tố để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nhân tố xây dựng đƣợc ở các bƣớc trên.

Phƣơng pháp này có khả năng phát huy sự đa dạng trong việc phân tích nhiều yếu tố liên quan tới ngƣời học. Hơn nữa, phƣơng pháp có khả năng bao hàm hết toàn bộ ba nhân tố ảnh hƣởng đến mức học phí theo quan điểm của sinh viên, gồm bản thân, gia đình và chất lƣợng giáo dục đại học. Nhƣợc điểm là độ phức tạp của bảng hỏi theo phƣơng pháp phân tích nhân tố sẽ cao hơn, đòi hỏi cần có nguồn lực đầu tƣ nhiều thời gian và công sức.

- Phƣơng pháp phân tích nhân tố là mô hình lý thuyết phù hợp đối với nghiên cứu chính sách học phí giáo dục đại học công lập của Việt Nam dựa trên quan điểm của ngƣời họcdo phƣơng pháp phân tích nhân tố có thể sử dụng để phân tích các yếu tố, khía cạnh liên quan tới quan điểm của sinh viên về học phí đại học công lập, gồm yếu tố bản thân (thị hiếu và kỳ vọng tƣơng lai), gia đình (thu nhập và dân số) và chất lƣợng giáo dục đại học của các trƣờng đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)