Nghiên cứu về học phí và chính sách học phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 25 - 31)

6. Kết cấu của luận án

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.1.1. Nghiên cứu về học phí và chính sách học phí

Học phí là một phần chi phí giảng dạy cho mỗi sinh viên mà sinh viên hoặc gia đình có trách nhiệm phải trả. Học phí khác với các chi phí khác để cung cấp dịch vụ ngoài giảng dạy nhƣ giao thông trong khuôn viên trƣờng đại học, chăm sóc sức khỏe sinh viên, cũng nhƣ các chƣơng trình giải trí và thể thao. Ví dụ, học phí đại học công lập ở Australia năm học 2004 – 2005 khoảng từ 3.500 USD đến 5.850 USD trong khi đó Ethiopia có mức học phí cho năm học 2003 – 2004 là 1.559 USD (Marcucci và Johnstone, 2007).

Học phí đại học là khoản chi trả của gia đình/sinh viên để nhận đƣợc những lợi ích của giáo dục đại học nhƣ cơ hội việc làm tốt hơn trong tƣơng lai và mức thu nhập suốt đời cao hơn (Đại học Kobe và UNESCO Bangkok, 2014). Học phí đại học là giá mà sinh viên và phụ huynh trả cho dịch vụ giáo dục đại học vì những lợi ích cá nhân (Huang và Wu, 2008).

Việc có nên đƣa ra học phí đại học hay miễn học phí đại học có nhiều quan điểm trái chiều. Các ý kiến ủng hộ giáo dục đại học miễn phí dựa trên một số lý do cơ bản nhƣ : (1) Những lợi ích chung mà xã hội nhận đƣợc khi ngƣời dân có trình độ học vấn cao là rất lớn, (2) Giáo dục là một quyền cơ bản, (3) Học phí có thể ngăn cản sự tham gia của sinh viên đến từ các gia đình có thu

nhập thấp, khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số với tác động tiêu cực về công bằng xã hội và phúc lợi xã hội. Các quan điểm ủng hộ sự cần thiết của học phí bao gồm: (1) Lợi ích cá nhân từ việc học đại học nhƣ thu nhập cao hơn và địa vị xã hội là đáng kể (và có thể mở rộng lợi ích đến phụ huynh học sinh), (2) Sinh viên và gia đình trả tiền học phí sẽ yêu cầu giải trình trách nhiệm và vì thế các trƣờng đại học hoạt động theo cơ chế định hƣớng vào nhu cầu và đạt hiệu quả, chất lƣợng giáo dục hơn; (3) Các chi phí của giáo dục đại học với chi phí cho mỗi sinh viên tăng ở mức trên lạm phát trong khi gặp khó khăn tăng thuế, đặc biệt là ở các nƣớc thu nhập thấp và kinh tế chuyển đổi, cộng với chi phí tăng ở các dịch vụ công khác nhƣ chăm sóc sức khỏe và giáo dục tiểu học nên việc đảm bảo chi phí cho đại học là rất khó.

Chính sách học phí có thể đƣợc chia thành ba loại chính: i) Học phí chung (tuition fees for all), có thể trả trƣớc (upfront) hoặc trả chậm (deferred), ii) Không thu học phí (no tuition fees) và iii) Học phí kép (dual track tuition fees). Mỗi thể loại đƣợc liên kết chặt chẽ với quan điểm của một quốc gia về trách nhiệm tài chính của cha mẹ đối với giáo dục đại học của con em.

Chính sách học phí trả trƣớc đƣợc dựa trên quan điểm rằng cha mẹ có trách nhiệm trả một phần chi phí giáo dục đại học của con em. Ở một số nƣớc (Colombia, Philippines, Anh trƣớc cải cách năm 2004) số tiền mà cha mẹ có trách nhiệm trả dựa trên thu nhập và ở một số nƣớc khác (Chile, Trung Quốc, Canada, Hồng Kông,Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Đức, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thái Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) mức học phí nhƣ nhau với các mức thu nhập của một gia đình, nhƣng có các hình thức để đảm bảo các gia đình vẫn có điều kiện để chi

trả nhƣ: các khoản nợ có hỗ trợ của chính phủ, các khoản miễn giảm chi phí cho một số đối tƣợng.

Trong những quốc gia miễn học phí hoặc với chính sách học phí chậm (deferred tuition policies), cha mẹ không chịu trách nhiệm về tài chính cho giáo dục đại học của con em họ. Ở các nƣớc không có học phí (ví dụ nhƣ Argentina, Iran và Saudi Arabia), Nhà nƣớc chi trả tất cả chi phí giảng dạy cho các sinh viên từ nguồn thuế, trong khi các sinh viên sống ở nhà hoặc giả định gánh nặng chi phí sinh hoạt thông qua trợ cấp sinh viên các khoản vay. Ở những nƣớc có chính sách học phí trả chậm (Australia và Anh), phụ huynh học sinh có thể chọn để trả học phí trƣớc và nói chung đƣợc hƣởng một số ƣu tiên nhƣ miễn giảm một phần học phí - hoặc họ có thể chọn để con cái trì hoãn việc thanh toán học phí của họ đến khi thu nhập của họ đã đạt đến một ngƣỡng thỏa thuận.Trong những năm gần đây, chính sách học phí chậm đã trở thành một cách phổ biến cho việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa yêu cầu sinh viên đóng góp vào chi phí giáo dục đại học với việc họ không có khả năng làm nhƣ vậy trong khi vẫn còn học tập. Hình thức cho vay tích lũy thu nhập (Income-contingent loans) là một cách để trì hoãn học phí cho tƣơng lai. Thuế tốt nghiệp thay đổi phụ thuộc vào khoản nợ tính vào thu nhập của sinh viên đã tham gia giáo dục đại học có trách nhiệm trả một khoản phụ thu thu nhập trong suốt cuộc đời làm việc của họ.

Chính sách học phí kép đã đƣợc giới thiệu ở nhiều nƣớc nhƣ Nga và các nƣớc hậu cộng sản Trung và Đông Âu, và các nƣớc khác (Ai Cập và Pakistan) với một trong hai giới hạn pháp lý chống lại, hoặc kháng đƣợc phổ biến mạnh mẽ. Ở những nƣớc này, một số lƣợng trƣờng đại học nhất định miễn phí (hoặc chi phí rất thấp) dành cho những sinh viên có thành tích học tập tốt, trong khi

các trƣờng khác, sinh viên vẫn phải trả học phí. Một số loại chính sách học phí kép có hiệu lực ở các nƣớc mà các trƣờng đại học thiết lập các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên đặc biệt (Ba Lan), các khóa học chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy bằng tiếng nƣớc ngoài mà họ tính phí học phí (Ai Cập và Hà Lan). Có mô hình chính sách học phí kép là thu tiền học phí sinh viên quốc tế cao hơn so với sinh viên trong nƣớc. Một số quốc gia Liên minh châu Âu nhƣ Thụy Điển thu tiền lệ phí đáng kể trên sinh viên đến từ các nƣớc ngoài EU. Ở các nƣớc nhƣ Canada, Australia và Anh, doanh thu từ học phí quốc tế đã trở thành một nguồn kinh phí hoạt động cho các trƣờng đại học.

Chính sách học phí của một quốc gia phụ thuộc vào pháp luật hoặc các loại công cụ, quy phạm pháp luật cung cấp cơ sở để tính phí hoặc cấm học phí. Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines và một số quốc gia ở châu Phi có chính sách quốc gia hoặc tiểu bang quy định học phí trung bình ở hầu hết hoặc tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập (Johnstone,1992). Tại Trung Quốc, Luật Giáo dục đại học1998 quy định tất cả sinh viên phải đóng học phí. Ở Nigeria, năm 2002 đã quy định các trƣờng đại học không đƣợc thu học phí và các chi phí chuyên môn khác.

Các chính sách học phí đƣợc đƣa ra do một số cơ quan chức năng phụ thuộc vào mỗi quốc gia. Ở Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ, mức học phí đƣợc thiết lập ở cấp bang hoặc tỉnh. Tại Mỹ, cơ quan hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về thiết lập học phí tùy thuộc mỗi bang, có thể bao gồm thống đốc, cơ quan lập pháp, ban điều hành về giáo dục bang, hoặc các trƣờng giáo dục tƣ thục. Ở các nƣớc khác, bao gồm cả Hồng Kông và Vƣơng quốc Anh (hiện nay), các chính quyền trung ƣơng có trách nhiệm thiết lập mức học phí. Vào năm 2005, pháp luật đã đƣợc thông qua tại Australia cho phép các trƣờng đại học tăng học phí

lên đến 25% so với mức hiện hành. Ở một số nƣớc, quyền thiết lập học phí đƣợc phân chia giữa các cơ quan Nhà nƣớc và trƣờng đại học. Ở Hà Lan, chính phủ đặt học phí cho những sinh viên chính quy và các trƣờng đại học thiết lập học phí cho những sinh viên không chính quy (sinh viên bán thời gian)(Jongbloed, 2005b). Ở Nhật Bản, một cuộc cải cách lớn vào năm 2004 cho phép các trƣờng đại học quốc gia đƣợc phép kết hợp với các công ty tƣ nhân và thiết lập học phí của mình. Tuy nhiên, các trƣờng đại học không đƣợc vƣợt quá 110% lệ phí tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính. Nhƣ vậy, việc xây dựng chính sách học phí phụ thuộc vào mức độ độc lập của trƣờng đại học trong quản lý tài chính và quản trị. Trong 26 nƣớc có hình thức học phí chung, trả trƣớc hoặc trả chậm, chính phủ hoặc cơ quan trung ƣơng quyết định mức học phí (Canada, Đức, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Việt Nam) hoặc đƣa ra quy định mức học phí trần (Australia,Japan, Trung Quốcvà Malaysia), một số quốc gia cho phép các trƣờng đại học toàn quyền trong việc đƣa ra mức học phí (Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Italy, Philippines, Nam Phi, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loanvà Thái Lan).Tuy nhiên ở những nƣớc này, đôi khi chính phủ vẫn có những can thiệp nhất định, ví dụ nhƣ Indonesia, tự chủ để thiết lập mức học phí dƣới các cuộc thảo luận và chính phủ Hàn Quốc công bố trong tháng 6 năm 2011 rằng học phí sẽ đƣợc giảm 30% vào năm 2014(HESA, 2012).

Một vấn đề cũng đƣợc đề cập nhiều đến là việc mức học phí nhƣ thế nào là hợp lý. Thông thƣờng, chi phí giáo dục khác nhau đáng kể giữa các trƣờng và các ngành, và đặc biệt là các chƣơng trình căn cứ vào tỷ lệ hiện hành giảng viên sinh viên, nhu cầu thiết bị, và các chi phí chƣơng trình cụ thể khác. Ngoài ra, việc tính toán chi phí giảng dạy cũng phụ thuộc vào giả định kế toán: xác định

các chi phí gián tiếp, hoặc toàn chi phí của trƣờng, đƣợc phân bổ theo các chi phí trợ cấp đầu tiên hoặc hƣớng dẫn tốt nghiệp, các chi phí bảo hiểm y tế, hoặc các chi phí vốn (ví dụ, dịch vụ nợ và khấu hao) đƣợc xử lý. Ở một số nƣớc chƣơng trình đào tạo có chi phí cao sẽ trả học phí cao; học phí phù hợp có thể đƣợc cho là phụ thuộc vào lợi ích cá nhân thu đƣợc từ trƣờng đại học hoặc chƣơng trình nhất định. Khi đó, học phí không chỉ phản ánh chi phí giảng dạy mà còn là giá trị thị trƣờng của việc lựa chọn học mang lại. Ở Mexico và Hoa Kỳ, các trƣờng đại học có uy tín cao hơn hoặc các cơ sở thuộc loại cạnh tranh hơn (so với các trƣờng đại học cao đẳng cộng đồng) tính học phí cao hơn. Theo Wang và Ma (2009), tỷ lệ học phí đại học cần tính đến chi phí giáo dục và mức thu nhập của hộ gia đình trung bình để duy trì đƣợc chất lƣợng giảng dạy của trƣờng và không tạo một gánh nặng quá lớn cho các gia đình này. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định học phí là chi phí đào tạo trung bình một sinh viên, thu nhập hộ gia đình bình quân hằng năm, loại đại học, ví trí địa lý và vị thế của trƣờng đại học, chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc, thu nhập kỳ vọng của sinh viên.

Tăng mức học phí đại học công lập là chủ đề phổ biến trên các phƣơng tiện truyền thông và với các nhà làm chính sách. Năm 1987, Bộ trƣởng giáo dục của Mỹ là William Bennett đã đề nghị cần có thêm các khoản vay và mức ƣu đãi, học bổng cho sinh viên để đáp ứng việc tăng học phí. Các trƣờng của Mỹ đã cho thấy rằng: khi học phí cao đồng nghĩa với mức vay nợ cũng sẽ cao. Nợ sinh viên sẽ dẫn đến mức nợ cá nhân và chính phủ cao vì phí học cao và chƣơng trình cho sinh viênvay của chính phủ khá dễ dàng. Kane (1994) và St. John (1990) sử dụng dữ liệu High School and Beyond (HSB) và rút ra kết luận, số lƣợng tham gia cơ sở giáo dục sẽ giảm 0.5-1% nếu học phí tăng thêm 100 USD cho toàn khóa học. Rouse (1994) sử dụng dữ liệu từ The National Longitudinal

Survey of Youth (NLSY) và thu đƣợc kết quả khi học phí tăng thì số ngƣời học giảm 1%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nếu học phí tăng 10-15% thì số lƣợng sinh viên giảm 0.1% trên mỗi phần trăm thay đổi học phí. Hsing và Chang (1996) chỉ ra rằng việc học đại học có sự tác động lớn từ học phí và các chi phí liên quan, khi mức học phí tăng, số lƣợng sinh viên sẽ giảm. Tuy nhiên, Berger và cộng sự (2009) lại nhận xét tỷ lệ sinh viên từ các gia đình thu nhập trung bình và thấp có xu hƣớng giảm, trong khi số lƣợng sinh viên từ những gia đình có điều kiện tăng gấp đôi ở Canada. Khi học phí cao, các trƣờng có điều kiện để nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lƣợng giảng dạy hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu tăng học phí thì không đƣợc tăng quá mức lạm phát. Mức độ đáp ứng đƣợc học phí là một vấn đề cần xem xét vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả trong trƣờng hợp mức tăng học phí có sự điều chỉnh theo lạm phát, tuy nhiên đối với các hộ gia đình thu nhập thấp và trung có mức thu nhập và sức mạnh mua hàng không tăng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)