6. Kết cấu của luận án
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc
Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009) đã đánh giá cơ chế tài chính giáo dục còn nhiều bất hợp lý, chƣa góp phần cho giáo dục và đào tạo tự phát triển nhanh với chất lƣợng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg, mức học phí của các trƣờng đại học từ 50-180.000 VNĐ; mức học phí thấp, không thay đổi từ 1998 đến 2009, trong khi đã điều chỉnh lƣơng 4 lần nên tỷ trọng chi tiền lƣơng cho giáo viên tăng lên tƣơng ứng, các cơ sở giáo dục thiếu kinh phí cho các hoạt động giảng dạy học tập và quản lý nhà trƣờng. Do mức học phí thấp, không ít cơ sở giáo dục đã đặt ra các khoản thu ngoài quy định. Nhiều trƣờng đại học cũng tự quy định thêm các khoản thu khác ngoài học phí để bù đắp chi phí đào tạo, hiện tƣợng lạm thu và cơ chế sử dụng không minh bạch đã gây nên bức xúc trong dƣ luận. Yêu cầu của Nghị
quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa X) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng: học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà trƣờng và ngƣời học, học phí phải đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tiền lƣơng, từng bƣớc đảm bảo chi thƣờng xuyên tối thiểu các nhóm ngành đào tạo, mức học phí và các chi phí cần thiết khác cho việc học tập không đƣợc vƣợt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình. Đối với chƣơng trình chất lƣợng cao, phần chi phí tăng thêm ngoài phần chi của Nhà nƣớc để có chất lƣợng cao hơn sẽ do ngƣời học chi trả. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập đƣợc quyền chủ động xây dựng mức học phí, đồng thời phải công khai về chi phí, nguồn lực (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý) và chất lƣợng giáo dục để cho ngƣời học và gia đình, các cơ quan và xã hội tham gia giám sát, đánh giá. Nguyên tắc chia sẻ học phí giữa nhà trƣờng và ngƣời học: ở các trƣờng công lập Nhà nƣớc đảm bảo duy trì cấp phát một tỷ lệ chi thƣờng xuyên cho các trƣờng và chi phí đầu tƣ bổ sung định kỳ theo khả năng cân đối ngân sách. Phần còn lại của chi tiêu thƣờng xuyên do ngƣời học chi trả. Học phí tiến dần đến chi phí thƣờng xuyên tối thiểu, phần còn lại do ngân sách cấp phát với tỷ lệ ngày một giảm. Mức học phí đào tạo tăng hàng năm nhằm đảm bảo chi trả lƣơng tăng lên theo kế hoạch của Chính phủ để tiền lƣơng thực sự là một phần thu nhập đủ điều kiện sống chủ yếu của công chức và viên chức trong cơ sở công lập; tăng cƣờng từng bƣớc cơ sở vật chất giáo dục để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo, không tạo ra sự tăng đột ngột, mức độ lớn của học phí gây khó khăn cho ngƣời học. Một hình thức tính học phí hiện nay là học phí đào tạo theo tín chỉ: đối với cơ sở giáo dục đào tạo theo chƣơng trình tín chỉ (theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo), mức học phí tín chỉ đƣợc xác định theo căn cứ tổng số học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo.
Nguyễn Trƣờng Giang (2012) đã nêu ra một số bất cập của cơ chế tài chính hiện hành nhƣ: mức học phí thấp không đủ bù đắp chi thƣờng xuyên; việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chƣa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lƣợng đào tạo; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập. Tác giả cũng đã gợi ý một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính: từng bƣớc tính đủ chi phí đào tạo cần thiết trong học phí; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực ngân sách Nhà nƣớc; đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; đổi mới cơ chế hỗ trợ chi phí đào tạo đối với ngƣời học. Có thể nói tác giả đã đề cập tới rất nhiều vấn đề trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở việc đƣa ra những khuyến nghị mang tính định hƣớng, chƣa chỉ ra cụ thể, chi tiết cách làm và lộ trình triển khai. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để triển khai các ý tƣởng đƣợc nêu trong nghiên cứu này.
Nguyễn Ngọc Vũ (2012) đã nghiên cứu một số vấn đề đặt ra đối với việc thí điểm tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả đề cập 3 nhóm vấn đề chính là: (i) Đánh giá kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện tự chủ tài chính tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; (ii) Nêu các khó khăn, hạn chế và (iii) Gợi ý một số giải pháp. Đối với nhóm vấn đề thứ nhất, theo tác giả, các kết quả chính đạt đƣợc là tất cả các trƣờng đã xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ, làm cơ sở cho việc chi tiêu trong nhà trƣờng; các đơn vị đƣợc giao tự chủ đã tích cực chủ động trong việc đổi mới và mở rộng hoạt động đào tạo nhƣ liên kết đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài, đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện thí điểm chƣơng trình chất lƣợng cao học phí tƣơng ứng và các hoạt động dịch vụ khác; nhờ tích cực tăng thu và tiết kiệm chi, chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp và tuyển dụng lao động theo nhu cầu nên thu nhập của
giảng viên và cán bộ tăng đáng kể 15-20%. Đối với nhóm vấn đề thứ 2, tác giả nêu các khó khăn bao gồm quy định về thu học phí của trƣờng tự chủ tài chính không khác gì các trƣờng khác; chƣa có quy định về việc huy động vốn và vay vốn của các tổ chức tín dụng cho các hoạt động dịch vụ công để khuyến khích các đơn vị chủ động giải quyết việc thiếu phòng học, cơ sở vật chất; học phí và lệ phí thu đƣợc phải gửi kho bạc Nhà nƣớc, không đƣợc hƣởng lãi suất. Đối với nhóm vấn đề thứ 3, tác giả đề xuất cần tự chủ hơn nữa về hoạt động liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế; chi trả thu nhập cho ngƣời lao động; tự chủ sử dụng các nguồn lực tài chính, xác định mức thu học phí, lệ phí, thu phí dịch vụ và sử dụng tài sản.
Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012) nghiên cứu chính sách học phí trong bối cảnh đổi mới cơ chế tài chính, hƣớng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ. Theo các tác giả, việc áp mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại các trƣờng đƣợc giao cơ chế tự chủ về tài chính là chƣa hợp lý. Các tác giả đề xuất, đối với các ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao (ví dụ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại) nên xây dựng lộ trình cho phép các cơ sở đào tạo tự xác định mức học phí, đảm bảo tự cân đối kinh phí đào tạo. Ngân sách Nhà nƣớc tiết kiệm đƣợc từ những ngành nghề này chuyển sang góp phần thực hiện cơ chế Nhà nƣớc đặt hàng đối với các ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa (ví dụ: khoa học cơ bản, nghệ thuật, điện hạt nhân, đào tạo giáo viên sƣ phạm) với mức giá đặt hàng đƣợc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Để thực hiện việc đổi mới học phí và cơ chế cấp phát ngân sách Nhà nƣớc vừa nêu, các tác giả đề xuất thực hiện đồng thời hai giải pháp. Thứ nhất là xây dựng và phê duyệt đề án tự chủ tài chính (trong đó có chính sách học phí) theo trƣờng; và thứ hai là Nhà nƣớc chủ động từng bƣớc giao quyền tự chủ tài chính
cao hơn cho toàn khối giáo dục (trong đó có quyền tự chủ về xác định mức học phí).
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 trình bày tổng quan về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. Thứ nhất, luận án trình bày các khái niệm về học phí đại học công lập và phân loại chính sách học phí thành ba loại chính: học phí chung, có thể trả trƣớc hoặc trả chậm; không thu học phí và học phí kép. Vấn đề về mức học phí và tăng học phí nhƣ thế nào cũng đƣợc phân tích trong phần này. Thứ hai, luận án trình bày một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. Một số quốc gia đƣợc trình bày trong phần này là Australia, Canada và Anh. Các tài liệu về chính sách học phí của Australia cho thấy nghiên cứu hệ thống lệ phí tại Australia phân biệt giữa những trƣờng thuộc hỗ trợ khối Thịnh vƣợng chung và những trƣờng thu học phí. Chính sách học phí ở Canada khác nhau giữa các thành phố và các chuyên ngành. Anh áp dụng chính sách chia sẻ học phí giữa sinh viên và Nhà nƣớc. Thứ ba, luận án phân tích một số nghiên cứu về chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Các nghiên cứu trong nƣớc đã khái quát chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam và chỉ ra mức học phí còn thấp chƣa đủ bù đắp chi phí của nhà trƣờng nên xây dựng lộ trình để các trƣờng đƣợc tự xác định mức học phí.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Mục đích của chƣơng 2 là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. Để đạt đƣợc mục tiêu này, luận án tiến hành làm rõ các khái niệm, đặc điểm của chính sách học phí giáo dục đại học. Chƣơng 2 cũng trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến học phí và chính sách học phí giáo dục đại học công lập và phƣơng pháp đánh giá học phí theo quan điểm ngƣời học. Sau đó, luận án cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc khảo sát quốc tế là cơ sở để đề xuất chính sách ở chƣơng 4.