Định hƣớng về chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 128 - 131)

3.3.3 .Phân tích theo quan điểm ngƣời học

4.1. Định hƣớng về chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt

Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục đại học, xem giáo dục đại học là một trong những nhân tố nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Phát triển hệ thống giáo dục đại học công lập đƣợc cụ thể hoá bằng các mục tiêu phƣơng hƣớng sau đây:

- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đƣa ra các mục tiêu cụ thể đối với giáo dục đại học nhƣ sau: (1) Hoàn chỉnh mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc; (2) Phát triển các chƣơng trình giáo dục đại học theo định hƣớng nghiên cứu và định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng; (3) Mở rộng quy mô giáo dục đại học trong đó khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở ngoài công lập; (4) Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lƣợng, có phẩm chất và chuyên môn cao; (5) Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

trong các cơ sở giáo dục đại học; (6) Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hƣớng đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học.

- Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng về phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020” quy định rõ mục tiêu của giáo dục đại học là: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con ngƣời có năng lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

- Quyết định 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 cụ thể hóa hơn các mục tiêu giáo dục: Đến năm 2020 đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân; khoảng 70% - 80% sinh viên đại học đƣợc đào tạo theo các chƣơng trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 30% - 20% sinh viên đƣợc đào tạo theo các chƣơng trình nghiên cứu; đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên đại học và cao đẳng/1 giảng viên; số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên đại học khoảng 21% và số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên cao đẳng dự kiến đạt khoảng 4%.

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, đổi mới chính sách học phí đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Chính sách học phí đƣợc xác định hƣớng tới việc tăng mức học phí đảm bảo trang trải các chi phí của cơ sở giáo dục đại học, để đạt đƣợc mức chất lƣợng giáo dục đại học xác định, và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng đại học trên phƣơng diện tuyển sinh, ngành nghề giáo dục đại học và học phí (Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 và Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ).

Cụ thể, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế và lộ trình điều chỉnh học phí theo hƣớng linh hoạt, trên cơ sở chất lƣợng và chi phí giáo dục đại học để phát huy năng lực của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học (Điều 6đ, mục II, Nghị quyết 44).

Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 cho phép các cơ sở giáo dục đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện; đồng thời quyết định sẽ tăng mức cho vay ƣu đãi đối với sinh viên của các trƣờng đƣợc giao tự chủ.

Nghị quyết 77 nêu rõ trƣờng đại học đƣợc quyết định mức học phí bình quân của chƣơng trình đại trà, nhƣng phải đảm bảo tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nƣớc quy định cộng với khoản chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, các trƣờng đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính đƣợc quyết định mức học phí cụ thể (có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức học phí bình quân) đối với từng

ngành, nghề, chƣơng trình giáo dục đại học theo nhu cầu ngƣời học và chất lƣợng giáo dục đại học, bảo đảm mức học phí bình quân trong nhà trƣờng không vƣợt quá giới hạn mức học phí bình quân tối đa. Các trƣờng đại học phải công khai các mức học phí này cho ngƣời học trƣớc khi tuyển sinh. Ngoài ra, các trƣờng đại học tự chủ phải xây dựng, thực hiện chính sách cấp học bổng với sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi và sinh viên là đối tƣợng chính sách; thực hiện miễn, giảm học phí cho sinh viên nghèo, đối tƣợng chính sách và hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nƣớc với mức học phí của nhà trƣờng; đồng thời phải ƣu tiên bố trí nơi ở cho các đối tƣợng trên; miễn, giảm tiền thuê ký túc xá và các chính sách khác tùy theo điều kiện của từng trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)