6. Kết cấu của luận án
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập
2.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách học phí giáo dục đại học
Từ quá trình thay đổi, điều chỉnh và những chính sách hiện tại đang đƣợc áp dụng tại các nƣớc có thể rút ra một số kinh nghiệm cho chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam nhƣ sau:
Thứ nhất, một số nƣớc đƣợc phân tích ở trên cho các trƣờng đại học tự quyết định mức học phí. Điều này tạo sự chủ động và hoàn thiện quản lý tài chính của các trƣờng, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính vì có sự điều chỉnh
nguồn thu, chi gắn với đặc thù và bối cảnh của mỗi trƣờng. Tuy nhiên, việc chủ động tự quyết định mức học phí cần có những điều kiện nhất định. Ví dụ nhƣ Chính phủ Hàn Quốc quy định phần trăm tăng học phí không đƣợc cao hơn 1,5 lần mức tăng trung bình chỉ số giá tiêu dùng trong vòng ba năm trƣớc đó. Nhật Bản cho phép các trƣờng đại học quyền tự quyết định mức học phí của mình.Tuy nhiên, mức học phí của các trƣờng này không đƣợc vƣợt quá 110% mức học phí tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục quy định. Thái Lan và Trung Quốc cũng áp dụng chính sách này.
Thứ hai, các nƣớc đều có mức học phí khác nhau đối với từng nhóm ngành và từng loại trƣờng đại học. Phân tích trên đã trích dẫn một số nguồn về thông tin học phí các ngành và các trƣờng ở Hàn Quốc và Thái Lan. Từ đó có thể nhận thấy việc phân chia học phí giữa các nhóm ngành, các nhóm trƣờng đảm bảo cơ hội và tính hiệu quả của giáo dục đại học thay vì chính sách cào bằng.
Thứ ba, Việt Nam cũng có thể học kinh nghiệm của Anh, theo đó mức trần học phí đƣợc quy định. Các trƣờng đại học ở Anh đƣợc phép tăng học phí, tuy nhiên phần chênh lệch giữa học phí trần và học phí thực tế sẽ đƣợc thu thuế.
Thứ tƣ, Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đƣa ra yêu cầu mỗi trƣờng đều thành lập hội đồng kiểm tra học phí bao gồm các giáo sƣ và sinh viên. Điều này góp phần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thu, chi học phí. Bên cạnh đó, việc tham gia vào hội đồng thể hiện quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên.Từ đó, việc đóng học phí đƣợc sự đồng thuận cao hơn của ngƣời dân và sinh viên cũng nhận thấy sự quan trọng của chi phí giáo dục để cố gắng học tập.
Thứ năm, chính sách học phí ngoài việc quy định mức học phí, còn những nội dung về đa dạng hóa hình thức thu để đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho sinh viên. Các nƣớc đã có nhiều lần thay đổi chính sách để tạo ra đƣợc cơ chế phù hợp với bối cảnh mỗi nƣớc. Hàn Quốc và Nhật Bản thực hiện chính sách học phí chung, trả trƣớc. Hiện nay, Hàn Quốc đã bổ sung thêm chính sách học trƣớc, trả sau - một chƣơng trình cho vay công cho các sinh viên đạt đƣợc yêu cầu về điểm số và đến từ những gia đình thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất.
Thứ sáu, Nhà nƣớc cần đƣa ra các gói hỗ trợ, tài trợ, học bổng để đảm bảo việc triển khai thu học phí đại học đạt hiệu quả. Thái Lan đƣa ra hình thức cho vay Tích lũy thu nhập; theo đó, sinh viên thuộc mọi ngành giáo dục đại học đều đƣợc vay vốn, việc cho vay vốn không phụ thuộc vào thu nhập hộ gia đình của sinh viên và sinh viên phải trả nợ chỉ sau khi thu nhập hàng tháng của họ đạt 16.000 bath. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách đa dạng dành cho các đối tƣợng sinh viên. Anh có các khoản hỗ trợ cho sinh viên nuôi con nhỏ hoặc ngƣời phụ thuộc.
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 2 trình bày các khái niệm khác nhau chính sách học phí giáo dục đại học và nội dung của chính sách học phí giáo dục đại học. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức học phí theo quan điểm của ngƣời học có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính sau: đặc điểm của bản thân ngƣời học, đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm của Nhà trƣờng. Luận án đã sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để đánh giá các yếu tố tác động đến học phí theo quan điểm ngƣời học.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CỦA VIỆT NAM
Chƣơng 3 sẽ tập trung phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập của Việt Nam. Phần đầu của chƣơng sẽ trình bày khái quát hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Phần tiếp theo phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay. Sau đó, tác giả sẽ tập trung trình bày kết quả phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập trên 2 quan điểm lợi ích của trƣờng đại học và ngƣời học. Số liệu thứ cấp và các công trình nghiên cứu liên quan và số liệu sơ cấp rút ra từ phỏng vấn và điều tra đƣợc sử dụng để phân tích nội dung này. Phần cuối chƣơng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu.