Thu nhập bố (triệu đồng/ tháng) Thu nhập mẹ (triệu đồng/ tháng) Trung bình 5,4 4,7 Mốt 2,5 2,5 Độ lệch chuẩn 5,4 4,6
Giá trị tối thiểu 0 0
Giá trị cực đại 32,5 32,5
Nguồn: Nghiên cứu sinh (2015)
Với bảng thống kê mô tả mức thu nhập của bố mẹ có thể thấy sự chênh lệch giữa thu nhập cũng nhƣ độ phân tán trong thu nhập của bố mẹ mặc dù mức thu nhập thƣờng gặp hay mức thu nhập lớn và nhỏ nhất đều nhƣ nhau. Trung bình mức thu nhập của bố khoảng 5,4 triệu đồng/ tháng trong khi của mẹ thấp hơn khoảng 600-700 nghìn đồng/ tháng với mức 4,7 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên mức độ phân tán thu nhập của bố cũng cao hơn của mẹ và xấp xỉ với mức lƣơng trung bình (có thể do trong mẫu có những trƣờng hợp bố mẹ đã đến tuổi nghỉ hƣu, không đi làm nên có mức thu nhập bằng 0 nên khi tính vào trong mẫu có gây ra mức độ phân tán lớn nhƣ trên).
2. Phân tích nhân tố kết quả khảo sát
Giới thiệu phương pháp phân tích nhân tố
Từ cơ sởlý luận và tổng quan nghiên cứu đã trình bày phần trên, tác giả đã vận dụng phƣơng pháp HEDPERF, một công cụ đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ trong giáo dục đại học do Firdaus (2005) xây dựng và phát triển. Thông qua đó để tiến hành nghiên cứu đánh giá mức học phí phù hợp theo quan điểm của sinh viên dựa trên chất lƣợng chƣơng trình giáo dục đại học mà sinh viên nhận đƣợc. Nghiên cứu của Firdaus đã cho thấy 06 yếu tố quyết định chất lƣợng dịch vụ từ
phƣơng pháp của Firdaus (2005) bao gồm (i) Nhân viên hành chính và quản lý, (ii) Đội ngũ giảng viên (iii) Danh tiếng, (iv) Công tác tƣ vấn và hỗ trợ, (v) Chƣơng trình giáo dục đại học, (vi) Cơ sở vật chất và hai yếu tố khác ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của ngƣời học đối với chất lƣợng chƣơng trình giáo dục đại học từ các nghiên cứu nƣớc ngoài và trong nƣớc cũng nhƣ quá trình nghiên cứu của bản thân bao gồm yếu tố (vii) Quy mô lớp học và yếu tố (viii) Thiết kế, giảng dạy và đánh giá môn học. Vận dụng kết quả đó cũng nhƣ để phù hợp với thực tiễn giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay trong luận án đã đề xuất 6 nhóm yếu tố nhƣ sau: tổ chức và điều phối chƣơng trình, giảng viên, nội dung chƣơng trình học, phƣơng pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và kỹ năng tích lũy đƣợc.
Thông qua việc đánh giá thang đo và kiểm tra độ tin cậy các nhóm yếu tố, cũng nhƣ sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá ở trên đã tìm ra đƣợc 5 nhóm nhân tố chất lƣợng chƣơng trình đang học để đƣa vào xây dựng mô hình hồi quy.
Y= f (F1, F2, F3, F4, F5, F6,D) Y: Mức chi phí học đại học
F1: Nhóm yếu tố về tổ chức và điều phối chƣơng trình F2: Nhóm yếu tố về giảng viên
F3: Nhóm yếu tố về nội dung chƣơng trình F4: Nhóm các yếu tố về phƣơng pháp giảng dạy F5: Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất
F6: Nhóm yếu tố về kỹ năng tích lũy đƣợc
Giả thuyết nghiên cứu
Thông qua mô hình và nội dung cần phân tích, luận án cũng đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu quan trọng cần kiểm định. Các giả thuyết này đƣợc chia làm 2 nhóm là nhóm giả thuyết về các yếu tố thể hiện đặc điểm của nhà trƣờng và nhóm giả thuyết về các yếu tố thể hiện đặc điểm của ngƣời học và gia đình
Nhóm giả thuyết về các yếu tố thể hiện đặc điểm của nhà trường
- H1: Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy tốt có tác động tích cực đến mức học phí kỳ vọng của sinh viên
- H2: Công tác giảng dạy tốt có tác động tích cực đến mức học phí kỳ vọng của sinh viên
- H3: Kỹ năng sinh viên tích lũy trong quá trình học có tác động tích cực đến mức học phí kỳ vọng của sinh viên
- H4: Cơ sở vật chất có tác động tích cực đến mức học phí kỳ vọng của sinh viên
- H5: Tổ chức và điều phối chƣơng trình có tác động tích cực đến mức học phí kỳ vọng của sinh viên
Nhóm giả thuyết về các yếu tố thể hiện đặc điểm của người học và gia đình
- H6: Có sự khác biệt về mức học phí kỳ vọng của sinh viên theo giới tính. - H7: Có sự khác biệt về mức học phí kỳ vọng của sinh viên theo tuổi tác. - H8: Có sự khác biệt về mức học phí kỳ vọng của sinh viên theo trƣờng (hoặc chuyên ngành học).
- H9: Có sự khác biệt về mức học phí kỳ vọng của sinh viên theo đặc điểm gia đình (hộ nghèo, học vấn bố - mẹ và thu nhập bố - mẹ).
Các nhóm giả thuyết này đƣợc cụ thể hóa bằng các biến số và đóng vai trò là biến độc lập trong các mô hình ƣớc lƣợng.
Kết quả ước lượng
Kết quả mô hình ƣớc lƣợng dƣới đây là mô hình có kết quả tốt nhất trong số các mô hình. Các mô hình trung gian đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
Mô hình có hệ số xác định là khoảng 0,600 chứng tỏ mô hình giải thích đƣợc 60% sự thay đổi của mức học phí kì vọng của sinh viên. Ngoài các nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình thì còn khoảng 40% các yếu tố khác chƣa đƣợc đƣa vào trong mô hình.
Đối với nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân chỉ có thu nhập của mẹ có ảnh hƣởng đến mức học phí kì vọng còn lại toàn bộ các nhóm yếu tố khác liên quan đến đặc điểm cá nhân trong phần giả thuyết đã trình bày đều không có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa> 0,05) nên đã bị loại ra khỏi mô hình. Căn cứ theo kết quả ƣớc lƣợng đƣợc thì khi thu nhập của mẹ tăng thêm 1 triệu đồng/ tháng thì mức học phí kì vọng của sinh viên tăng thêm 40.069 đồng/ tháng
Trong phần đánh giá này tác giả có sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để xem sự phù hợp của thang đo trong các biến quan sát. Dựa vào hệ số Cronbach Alpha có thể đƣa ra kết luận cho thang đo của các câu hỏi có đáng tin cậy không. Hệ số Cronbach's Alpha nằm trong nhóm phƣơng pháp đánh giá tƣơng quan trong (đánh giá độ tin cậy bên trong) để tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời.
Chẳng hạn nếu ai đó ở câu hỏi A đã trả lời chính sách Z là rất tốt và cho điểm cao nhất nhƣng ở câu hỏi B là về lợi ích của chính sách Z lại cho rằng Z không có ích lợi gì. Nhƣ vậy tƣơng quan dữ liệu không phù hợp với suy luận logic. Hệ số này nhằm đo độ tin cậy của dữ liệu định lƣợng trong các cuộc khảo sát trên cơ sở ƣớc lƣợng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giải thích đƣợc.
Đây là một độ đo nên ngƣời ta thống nhất một mức giá trị mà khi α vƣợt qua mức này thì có thể coi số liệu là đáng tin cậy.
<0,6: số liệu không đáng tin cậy 0,6-0,7: mức chấp nhận đƣợc 0,7-0,9: mức rất tốt
Tuy nhiên nếu hệ số quá cao (>0,9) và gần tới 1 thì lại có thể nghi ngờ các câu hỏi bị trùng lặp nhau về mặt ý nghĩa hoặc bị bỏ sót biến.