6. Kết cấu của luận án
2.2. Chính sách học phí giáo dục đại học công lập
2.2.2. Các đặc điểm củachính sách học phí giáo dục đại học
Trƣớc hết, giáo dục đại học cần đƣợc coi là một thị trƣờng: Theo Adam Smith (1776), cơ chế tự cân bằng cung – cầu diễn ra trong quá trình tƣơng tác giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Ngƣời bán mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và ngƣời mua mong muốn tối đa hóa lợi ích. Thị trƣờng tạo ra cơ chế để việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa dựa trên cạnh tranh bằng cách sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả
Theo UNESCO (2009), dịch vụ giáo dục đại học đƣợc coi là hàng hóa công cộng. Giáo dục đại học thoả mãn hai tiêu chí là tính thiết yếu và cơ chế thị trƣờng bị thất bại Tính thiết yếu thể hiện ở việc giáo dục đại học tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo nên mối liên kết xã hội. Giáo dục đại học bị rơi vào cơ chế thị trƣờng bị thất bại khi các tiền đề để cơ chế thị trƣờng tự điều chỉnh không đƣợc thỏa mãn.
Theo Shaw (2010), hàng hóa công đƣợc phân loại thành hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy. Hàng hóa công thuần túy có hai
đặc điểm là không tính cạnh tranh và không loại trừ còn hàng hóa công không thuần túy không có hai đặc điểm này. Do vậy, Lauglo (1995) cho rằng giáo dục đƣợc coi là hàng hóa công không thuần túy và bất bình đẳng xảy ra khi ngƣời nghèo không có khả năng tiếp cận giáo dục đại học.
Trên thị trƣờng, những sản phẩm giáo dục là những sản phẩm giống nhau nhƣng đƣợc khác biệt hoá (differentiated product) và ngƣời cung cấp hàng hoá (các trƣờng đại học), nhìn chung lại không phải là các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn vì lợi nhuận. Tuy hàng hoá trên thị trƣờng này có tính chất đặc biệt, và nhà cung cấp không chạy theo lợi nhuận, nhƣng việc cung cầu các hàng hoá này vẫn chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu. Với những tính chất đặc biệt của dịch vụ giáo dục đại học, học phí đại học công lập không phải là một loại giá cả thông thƣờng đƣợc trả cho một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá cả luôn lớn hơn so với chi phí sản xuất ở khu vực hoạt động vì lợi nhuận, trong khi giáo dục là một khu vực phi lợi nhuận, thƣờng nhận đƣợc ngân sách từ Chính phủ để các trƣờng đại học và cao đẳng có thể cung cấp dịch vụ giáo dục với mức giá rẻ hơn chi phí bình quân. Nhƣ vậy, học phí là một loại giá cả đặc biệt (Jongbloed, 2004).
Để có thể xác định đƣợc một mức giá phù hợp cho loại “hàng hóa” giáo dục đại học, việc tìm hiểu quan điểm của bên cung (nhà trƣờng) và bên cầu (sinh viên) về mức giá, hay chính là mức học phí, là rất quan trọng.
Thông thƣờng, trƣờng đại học đƣợc xem xét nhƣ một “doanh nghiệp đa sản phẩm” (multi-product firm), cung cấp một loạt các hàng hoá và dịch vụ khác nhau (Verry và Davies, 1976) nhƣ:
- Hàng hoá (i): Giáo dục – truyền tải kiến thức (Instructional or teaching outputs -the transmission of knowledge).
- Hàng hoá (ii): Nghiên cứu – mở rộng kiến thức (Research outputs - the extension of knowledge).
- Hàng hoá (iii): Các dịch vụ mang tính xã hội nói chung (General Social Services).
Ngoài việc truyền tải kiến thức, giáo dục đại học còn có chức năng xã hội nói chung, ví dụ nhƣ tạo thói quen làm việc, xây dựng hành vi hợp tác, tôn trọng pháp luật v.v.
Trƣờng đại học sản xuất ra nhiều hơn một loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tuy nhiên các hàng hoá và dịch vụ khác nhau này lại tạo nên chất lƣợng nói chung: danh tiếng của trƣờng đại học. Đồng thời, chất lƣợng của sản phẩm này lại có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm kia. Ví dụ, một đại học nghiên cứu tốt, thƣờng sẽ cung cấp hàng hoá giảng dạy tốt, dẫn tới học sinh sinh viên kiếm việc làm dễ hơn. Khi học sinh đăng ký nhập học tại một trƣờng đại học, họ sẽ không chỉ sử dụng tách biệt một loại sản phẩm dịch vụ, do các sản phẩm và dịch vụ mà trƣờng tạo ra, về cơ bản là gắn kết với nhau.
Giáo dục đại học là một thị trƣờng giáo dục có điều kiện vì nó có các vấn đề “thất bại thị trƣờng”. Theo Bùi Chí Bình (2014), sự thất bại của thị trƣờng giáo dục có thể là thông tin bất cân xứng, rủi ro về đạo đức, tác động ngoại biên. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi các trƣờng đại học biết đƣợc chất lƣợng đào tạo của trƣờng, ngƣời học không có đủ thông tin và chỉ biết đƣợc chất lƣợng giáo dục đại học khi học xong và không thể đổi hoặc trả lại khi chất lƣợng không đảm bảo. Khi ngƣời học nhận đƣợc chƣơng trình giáo dục không đảm bảo, họ sẽ
giảm kỳ vọng về chất lƣợng các trƣờng nói chung, dẫn đến giảm nhu cầu học tập và chỉ sẵn sàng chi trả cho chƣơng trình học phí thấp tƣơng đồng với chất lƣợng thấp.
Rủi ro về đạo đức đƣợc giải thích là “mọi cá nhân đều hành xử dựa trên lợi ích liên quan đến bản thân” (Bùi Chí Bình, 2014). Ngƣời học không chăm chỉ tích lũy kiến thức, kỹ năng khi học tại trƣờng hay không có việc làm sau khi tốt nghiệp đều không đƣợc đảm bảo. Ngay cả cùng một chƣơng trình đào tạo, chất lƣợng giáo dục của các trƣờng cũng không đồng đều và đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học.
Tác động ngoại biên là tác động của thị trƣờng đến những thành phần không tham gia vào thị trƣờng. Tác động ngoại biên thể hiện ở hại mặt là tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tiếp cận với giáo dục đại học giúp cho ngƣời học có đƣợc kiến thức và kỹ năng, từ đó ngƣời học có khả năng tìm kiếm việc làm, năng suất lao động cao hơn, giảm phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà nƣớc, giảm bớt tệ nạn xã hội. Tác động tiêu cực đƣợc thể hiện bằng việc ngƣời học sử dụng bằng cấp làm tín hiệu để tăng thu nhập. Ngƣời học có đƣợc kiến thức và kỹ năng sau khi học đại học. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không đánh giá đƣợc do không thể quan sát đƣợc năng lực của ngƣời học và dẫn đến sự sụt giảm của tiền lƣơng (Checchi, 2005).
i) Quan điểm của nhà trƣờng về học phí giáo dục đại học công lập
Theo Jongbloed (2004), quan điểm của nhà trƣờng về học phí giáo dục đại học công lập đƣợc thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, học phí là một nguồn thu cho các trƣờng đại học. Các trƣờng công lập nhận đƣợc nguồn ngân sách Chính phủ nên học phí không phải nguồn
thu duy nhất. Trong trƣờng hợp các trƣờng đại học công lập đƣợc tự do ấn định mức học phí, càng có nhiều sinh viên và gia đình đóng góp tài chính cho giáo dục đại học, nguồn ngân sách từ Chính phủ sẽ giảm xuống. Điều này khiến cho nguồn thu từ sinh viên và gia đình trở thành nguồn thu thay thế chứ không phải nguồn thu tăng thêm so với nguồn thu của Chính phủ.
Việc gia tăng nguồn thu nhờ học phí sẽ tạo điều kiện cho các trƣờng đại học gia tăng chất lƣợng và tính đa dạng của các chƣơng trình giáo dục đại học.
Thứ hai, học phí đóng vai trò trong việc phân chia các nguồn lực sẵn có và đƣa ra những tín hiệu về giá cả cho ngƣời tiêu dùng (ngƣời học). Trong trƣờng hợp các trƣờng đại học đƣợc tự do ấn định mức học phí, học phí sẽ phản ánh chính xác hơn các chi phí khác nhau nhằm cung cấp các chƣơng trình học khác nhau, đồng thời phản ánh các mức lợi tức về tài chính mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận đƣợc, phụ thuộc vào trƣờng và chƣơng trình đại học mà họ theo học. Điều này sẽ giúp nhà trƣờng lựa chọn đƣợc các sinh viên phù hợp về mục tiêu, năng lực học tập và năng lực tài chính.
Thứ ba, học phí tạo nên sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học. Khi các trƣờng đại học có quyền tự chủ, tự ấn định mức học phí thì “thị trƣờng” giáo dục đại học càng trở nên tự do và sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học sẽ càng mạnh mẽ. Một mặt, điều này khiến cho các trƣờng đại học phải ấn định một mức học phí phù hợp, vì mức học phí cao sẽ khiến sinh viên từ bỏ việc đi học đại học hoặc lựa chọn một trƣờng đại học khác có mức học phí hợp lý hơn. Mặt khác, các trƣờng sẽ có động lực để nâng cao chất lƣợng cho phù hợp với mức học phí và cạnh tranh với các trƣờng đại học khác có mức học phí tƣơng đƣơng. Sự cạnh
tranh giữa các trƣờng đại học sẽ là động lực để nâng cao chất lƣợng cho toàn hệ thống giáo dục đại học.
Nếu xem học phí là một mức “giá cả” của dịch vụ giáo dục đại học, từ phía nhà trƣờng, tác động của học phí đối với số lƣợng sinh viên theo học nhìn chung nên đƣợc xem xét trên nền tảng doanh thu của nhà trƣờng. Số lƣợng sinh viên nhập học sẽ thay đổi khi nhà trƣờng tăng học phí. Để đảm bảo doanh thu, các trƣờng đại học nên ƣớc tính sự co giãn về cầu đối với học phí và theo dõi sát sao (Leslie và Brinkman, 1987).
ii) Quan điểm của sinh viên về học phí giáo dục đại học công lập
Từ quan điểm của sinh viên, học phí đại học công lập trƣớc hết là khoản phí mà sinh viên phải trả để đƣợc học đại học. Quan điểm của sinh viên về học phí đại học công lập có thể đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, học phí là một trong những đặc tính cố định của trƣờng đại học, ảnh hƣởng đến lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên. Mức học phí cao có thể khiến cho sinh viên cân nhắc việc không học đại học, hoặc học ở những trƣờng đại học có mức học phí thấp. Đây là một đặc tính cố định, vì mức học phí có thể đƣợc điều chỉnh, nhƣng thƣờng tƣơng đối ổn định trong ngắn hạn (Chapman, 1981). Một số nghiên cứu cho rằng chi phí học đại học ảnh hƣởng nhiều đến việc một sinh viên lựa chọn có đi học đại học hay không, hơn là ảnh hƣởng đến lựa chọn trƣờng đại học mà sinh viên đó sẽ theo học (Tillery và Kildegaard, 1973; Mundy, 1976). Một số nghiên cứu khác lại cho rằng vấn đề chi phí có ảnh hƣởng lớn đến lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên. Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến việc sinh viên không theo học tại trƣờng đại học mà họ yêu thích (Davis và Van Dusen, 1975). Trong các khảo sát đối với sinh viên về
các lý do cho lựa chọn trƣờng đại học của họ, chi phí luôn là yếu tố đƣợc đánh giá có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định của sinh viên. Trong các khoản chi phí đại học, học phí là một trong những thành phần dễ nhận thấy nhất, đƣợc công bố và quy định rõ ràng (Leslie và Brinkman, 1987).
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra ảnh hƣởng của sự thay đổi mức học phí tới các quyết định của ngƣời học. Leslie và Brinkman (1987) tiến hành tổng quan 25 nghiên cứu về nhu cầu của sinh viên, sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) từ đó hệ thống hóa các kết quả và đƣa ra những kết luận về ảnh hƣởng của các yếu tố đến lựa chọn học đại học của sinh viên. Kết quả là, cứ mỗi 100USD gia tăng trong học phí đại học sẽ khiến tỉ lệ nhập học giảm 0,75%. Kết quả này đƣợc khẳng định khi Heller (1997) cũng sử dụng phƣơng pháp meta-analysis để tổng quan 12 nghiên cứu và nhận thấy mỗi 100USD gia tăng trong học phí sẽ khiến cho tỉ lệ nhập học giảm từ 0,5 đến 1% ở khắp các loại hình trƣờng đại học. Sự nhạy cảm với thay đổi mức học phí cũng khác nhau giữa các nhóm sinh viên khác nhau. Ví dụ, sinh viên từ các gia đình thu nhập thấp hơn nhạy cảm hơn với sự thay đổi trong học phí và hỗ trợ so với các nhóm sinh viên từ gia đình có thu nhập trung bình và cao (Heller, 1997).
Thứ hai, từ quan điểm của sinh viên, học phí cung cấp tín hiệu về chi phí bình quân hoặc chi phí cận biên của việc theo học đại học, cũng nhƣ các mức lợi tức về tài chính mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận đƣợc (Jongbloed, 2005a). Tại Việt Nam, nhìn chung, ngƣời lao động thu đƣợc tổng lợi ích là 324,46 VNĐ trong 38 năm làm việc cho mỗi 100 VNĐ đã bỏ ra cho giáo dục đại học (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2016). Những tín hiệu mà học phí cung cấp giúp cho sinh viên sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Dựa vào đó, sinh viên lựa chọn chƣơng trình phù hợp với khả năng chi trả của bản thân và gia
đình, cũng nhƣ những kỳ vọng về nghề nghiệp và mức thu nhập trong tƣơng lai. Nếu mức học phí của một chƣơng trình học cao hơn so với khả năng chi trả và kỳ vọng về thu nhập trong tƣơng lai, sinh viên có thể cân nhắc việc không học đại học, hoặc lựa chọn một chƣơng trình học khác tại một trƣờng đại học khác phù hợp hơn.
Thứ ba, thông qua việc nộp học phí đại học công lập, sinh viên nhận thức đƣợc quyền lợi của mình. Mức phí mà sinh viên phải trả càng cao, những lợi ích mà họ trông đợi từ nhà trƣờng càng lớn (Callender, 2006). Do vậy, cho phép các trƣờng thu học phí là tạo ra một mối quan hệ khách hàng – nhà sản xuất trong giáo dục đại học, thúc đẩy các trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học.
Thứ tư, học phí cũng đóng vai trò nhƣ một động lực cho sinh viên học tập hiệu quả, để xứng đáng với chi phí mà họ đã bỏ ra (Callender, 2006). Nhƣ vậy, có thể thấy học phí có tác động đến cả nhà trƣờng và sinh viên trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập, nhờ đó góp phần nâng cao chất lƣợng của toàn hệ thống giáo dục đại học.
Muốn đƣa ra mức học phí phù hợp ngoài những chính sách của Bộ Giáo dục vàĐào tạo hoặc mục tiêu, chính sách của Nhà trƣờng còn phải quan tâm đến mong muốn hoặc lợi ích của ngƣời học.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm của ngƣời học
Dựa trên mô hình lý thuyết của Firdaus (2005) (xem Phụ lục 4), các yếu tố ảnh hƣởng đến mức học phí theo quan điểm của ngƣời học có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính sau: đặc điểm của bản thân ngƣời học, đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm của Nhà trƣờng.
Nhóm 1: Đặc điểm của bản thân người học
- Đặc điểm nhân khẩu học nhƣ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- Các kỳ vọng trong tƣơng lai: ngƣời tiêu dùng khi chi tiêu trong thời điểm hiện tại họ còn để ý tới các mong muốn hay sự thay đổi trong tƣơng lai nhƣ thu nhập kỳ vọng trong tƣơng lai tăng lên thì họ sẵn sang vay ngân hàng để tiêu dùng hoặc kỳ vọng chính sách mới của chính phủ để kích cầu.
Nhóm 2: Đặc điểm hộ gia đình
- Thu nhập của ngƣời tiêu dùng: thu nhập là yếu tố quyết định đến khả năng mua của ngƣời tiêu dùng. Đa số hàng hóa, dịch vụ (trừ hàng hóa cấp thấp) đều tăng lƣợng cầu khi thu nhập tăng. Khi học đại học, đa số gia đình sẽ là ngƣời phải chi trả các chi phí khi con cái đi học đại học nên thu nhập của bố mẹ lúc này sẽ là yếu tố quyết định chứ không phải thu nhập của ngƣời học – ngƣời trực tiếp “tiêu dùng hàng hóa”.
Nhóm 3: Chất lượng giáo dục của trường Đại học
- Giá hàng hóa liên quan: mỗi loại hàng hóa có 2 loại hàng hóa liên quan là hàng hóa thay thế và bổ sung. Khi giá hàng hóa bổ sung tăng thì cầu hàng hóa giảm và ngƣợc lại với hàng hóa thay thế. Một loại hàng hóa thƣờng có rất nhiều hàng hóa liên quan nên cần xác định đúng mối quan hệ các loại hàng hóa này.
- Chất lƣợng giáo dục của trƣờng Đại học:
Trong giáo dục đại học thì ngƣời học chính là khách hàng còn các trƣờng chính là ngƣời cung cấp dịch vụ. Vậy yếu tố gì sẽ quyết định việc ngƣời học theo