6. Kết cấu của luận án
3.2. Thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
Học phí là một trong những nguồn tài chính quan trọng nhất cho các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam. Học phí đại học của các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam do Chính phủ ban hành. Những chính sách về học phí đại học của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong hơn 20 năm qua.
3.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1998
Trƣớc năm 1987, tất cả các sinh viên đại học đƣợc trợ cấp hoàn toàn. Trong giai đoạn này, giáo dục đại học theo cơ chế chỉ huy tập trung, phi thị trƣờng chi phối, các chƣơng trình giáo dục đại học có mục tiêu đáp ứng nhu cầu lao động của các Bộ cụ thể. Từ 1987 đến 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép một số trƣờng đại học công lập tuyển thêm sinh viên ngoài chỉ tiêu, với điều kiện các sinh viên đƣợc tuyển thêm phải trả học phí (điều này dựa vào kết quả kì thi đại học). Chính sách này đã góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của nhiều ngƣời dân có đủ điều kiện kinh tế để đóng học phí theo học. Đây là chính sách học phí kép (dual track tution fee policy). Tính đến năm 1998, số sinh viên đóng học phí gấp 4 lần số sinh viên đi học đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp hoàn toàn (UNESCO, 2006).
3.2.2. Giai đoạn 1998 – 2009
Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập không thay đổi (tuition fees freeze). Giai đoạn này chính sách học phí giáo dục đại học đƣợc thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 54/1998/TTLT BGD&ĐT- BTC ngày 31/8/1998 hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học đƣợc phép thu học phí theo khung quy định, góp phần tăng thêm nguồn lực tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cải thiện đời sống giảng viên. Đối với các trƣờng đại học công lập, mức học phí quy định từ 50.000 đồng đến 180.000 đồng/tháng/sinh viên. Năm 2006, tổng học phí thu đƣợc của các cơ sở đào tạo ƣớc đạt 1.751 tỷ đồng (bao gồm học phí đại học và cao đẳng), nhƣ vậy nguồn tài chính từ học phí trong giai đoạn này chiếm 30- 36% đầu tƣ của ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục đại học (Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).
Trong quá trình thực hiện chính sách học phí giáo dục đại học theo quyết định 70/1998/QĐ-TTg và Thông tƣ 54/1998/TTLT BGD&ĐT-BTC đã tồn tại một số điểm không hợp lý. Thứ nhất, khung học phí không có sự phân biệt ngành nghề, chƣơng trình giáo dục đại học và không tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa bàn khác nhau. Điều này thể hiện sự cào bằng, bao cấp trong giáo dục đại học, hạn chế sự huy động các nguồn lực xã hội tham gia giáo dục đại học trong khi nguồn ngân sách Nhà nƣớc rất hạn hẹp. Thứ hai, mức thu học phí cố định, không đƣợc điều chỉnh trong khi GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tăng 4,7 lần, lƣơng tối thiểu tăng 1,86 lần, chỉ số giá cả
tiêu dùng tăng gấp 2 lần trong vòng 10 năm (1999-2008). Với mức học phí này, theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chi lƣơng và các khoản phụ cấp theo lƣơng thƣờng chiếm từ 50-60% tổng chi thƣờng xuyên cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Thứ ba, mức học phí đại học chƣa gắn với chi phí giáo dục đại học, do vậy chƣa khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bên cạnh đó, mức thu không đƣợc điều chỉnh kịp thời nên dẫn tới hiện tƣợng một số cơ sở giáo dục đại học thu học phí vƣợt khung quy định của Nhà nƣớc, ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời học. Thứ tư, với mức học phí đại học 180.000 đồng/tháng, chi phí giáo dục đại học cho 4 năm hoặc 5 năm học để trở thành kỹ sƣ, cử nhân, ngƣời học phải trả là 7,2 triệu đến 9 triệu đồng, trong khi ra trƣờng ngay năm đầu tiên đi làm, thu nhập của các kỹ sƣ, cử nhân đã từ 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng, tức là 14,4 triệu đến 36 triệu đồng/năm. Có nghĩa là thu nhập chỉ từ 3 đến 8 tháng lƣơng sau khi ra trƣờng đã bằng toàn bộ học phí của cả quá trình đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009). Điều này dẫn đến ý thức về chi phí giáo dục đại học của sinh viên bị hạn chế và ảnh hƣởng đến sự nỗ lực, cố gắng của sinh viên.
Về chính sách cho vay ƣu đãi, từ năm 2007, chính phủ thực hiện hỗ trợ sinh viên thông qua hình thức vay tín dụng có ƣu đãi theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và Hƣớng dẫn số 2162A/NHCS-TD ngày 02 tháng 10 năm 2007 hƣớng dẫn cụ thể về quy trình và thủ tục vay vốn chƣơng trình tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Theo đó, đối tƣợng sinh viên đƣợc vay tín dụng là: sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc một trong hai ngƣời còn lại không có khả năng lao động; gia đình thuộc hộ
nghèo, cận nghèo; gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn trong thời gian theo học...
3.2.3.Giai đoạn 2009 – 2015
Trong giai đoạn 2009 – 2015, Việt Nam thực hiện chính sách học phí giáo dục đại học tăng. Những thay đổi đáng kể về cơ chế thu học phí bắt đầu đƣợc quy định tại Nghị quyết 35/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Văn bản này đã nêu ra các nguyên tắc cơ bản về thu học phí giáo dục đại học công lập: (i) Học phí đƣợc thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa Nhà nƣớc và ngƣời học; (ii) Các cơ sở giáo dục đại học đƣợc thực hiện chƣơng trình chất lƣợng cao và đƣợc thu học phí cao; (iii) Học phí đƣợc xác định theo các nhóm ngành nghề đào tạo, các bậc học và gắn với chất lƣợng giáo dục đại học. Học phí giáo dục đại học công lập có sự phân biệt giữa 7 nhóm ngành nghề giáo dục đại học, từ đó làm cho chi phí giáo dục đại học phù hợp hơn với đặc điểm của các ngành nghề giáo dục đại học, làm cho chất lƣợng giáo dục đại học đƣợc đảm bảo hợp lý hơn.
Vào ngày 21/08/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1310/QĐ-TTg về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010. Theo đó, với bậc cao đẳng và cao đẳng nghề, mức học phí là từ 40.000 đến 200.000 đồng/tháng/sinh viên; với bậc đại học, mức học phí là từ 50.000 đến 240.000 đồng/tháng/sinh viên.
Ngày 15/05/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Với chính sách mới này, từ năm học 2009 - 2010, mức học phí cao nhất là 240.000 đồng/tháng (tăng 60.000 đồng hay 33% so với kế hoạch trƣớc đó). Học phí của các ngành đƣợc tăng qua từng năm, hiện nay mức học phí của các trƣờng đại học công lập cao nhất vào khoảng 800.000 đồng/tháng.
Nghị định 49 thực sự là căn cứ pháp lý để thực hiện thu học phí gắn với chất lƣợng giáo dục đại học. Điều 11, Khoản 9 của Nghị định đã nêu: các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện chƣơng trình giáo dục đại học chất lƣợng cao đƣợc chủ động xây dựng mức học phí tƣơng xứng để trang trải chi phí giáo dục đại học trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội cho phép và phải công khai mức học phí cho ngƣời học biết trƣớc khi tuyển sinh.
Theo Nghị định 49, mức thu học phí của giáo dục đại học công lập đƣợc thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa Nhà nƣớc và ngƣời học. Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trƣờng công lập theo các nhóm ngành giáo dục đại học đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 nhƣ sau:
Bảng 3.2: Mức trần học phí đối với giáo dục đại học tại trƣờng công lập theo các nhóm ngành, giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên
Nhóm ngành 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 310 395 480 565 650 3. Y dƣợc 340 455 570 685 800 Nguồn: Nghị định số 49 (2010)
Căn cứ vào trần học phí từng năm học đƣợc quy định nhƣ trên, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành giáo dục đại học, hình thức giáo dục đại học, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên, Giám đốc các đại học, Hiệu trƣởng và Thủ trƣởng các trƣờng, các cơ sở giáo dục đại học thuộc Trung ƣơng quản lý quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tƣợng, từng trình độ giáo dục đại học. Với các cơ sở giáo dục đại học của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, căn cứ vào chi phí giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí giáo dục đại họctrình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cho phép. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để ngƣời học biết trƣớc khi tuyển sinh. Đối với cơ chế miễn, giảm học phí, Nghị định 74/2013/NĐ-CP bổ sung thêm một điểm mới so với Nghị định 49, đó là với trƣờng hợp ngƣời học thuộc diện đƣợc miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, Nhà nƣớc sẽ cấp bù học phí theo mức trần học phí tƣơng ứng với các nhóm ngành, nghề quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Nhƣ vậy, các đối tƣợng này vẫn đóng học phí cho nhà trƣờng nhƣ bình thƣờng, sau đó sẽ lấy biên lai mang về địa phƣơng để nhận số tiền cấp bù của Nhà nƣớc.
Học phí đƣợc thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trƣờng có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí đƣợc thu 10 tháng/năm.
Về miễn, giảm học phí, Nghị định 49/NĐ-CP quy định miễn, giảm học phí đối với sinh viên các trƣờng công lập là ngƣời có công với cách mạng và thân nhân của ngƣời có công với cách mạng; có cha mẹ thƣờng trú tại các xã biên giới, hải đảo, vùng cao và các xã đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nƣơng tựa hoặc bị tàn tật, có khó khăn về kinh tế; sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa đạt 150% so với mức thu nhập của hộ nghèo. Tuy nhiên việc thực hiện miễn, giảm học phí theo Nghị định 49 còn một số bất cập. Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí vẫn phải đóng học phí tại trƣờng đang theo học nhƣ những học sinh, sinh viên khác. Sau đó, những đối tƣợng này làm thủ tục về địa phƣơng để nhận tiền cấp bù miễn, giảm học phí. Việc thực hiện đóng học phí trƣớc rồi lấy biên lai về địa phƣơng nhận tiền cấp bù khiến nhiều sinh viên nghèo phải vay tiền với lãi suất cao để đóng tiền học phí.
Về chính sách học bổng, Nhà nƣớc cấp học bổng khuyến khích học tập nhằm khuyến khích sinh viên các trƣờng đại học công lập; học bổng chính sách cho sinh viên thuộc diện chính sách gồm sinh viên hệ cử tuyển, học sinh các trƣờng dự bị đại học dân tộc, các trƣờng dân tộc nội trú, sinh viên là ngƣời tàn tật học tại các trƣờng dạy nghề trung ƣơng dành cho thƣơng binh và ngƣời tàn tật do ngành Lao động, Thƣơng binh và Xã hội quản lý.
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên đƣợc thực hiện theo phƣơng thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là ngƣời trực tiếp vay vốn
và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03 /06/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng (7,8%/năm) và hỗ trợ giãn nợ hoặc khoanh nợ cho sinh viên ra trƣờng không có công ăn việc làm theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Cụ thể: Trong thời gian học tập, học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn chƣa phải trả nợ gốc và lãi; học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học; đến kỳ trả nợ cuối cùng, học sinh, sinh viên có khó khăn chƣa trả đƣợc nợ, nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì đƣợc Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
Mặc dù Nghị định 49 đã có những thay đổi so với giai đoạn 2009 trở về trƣớc, nhƣng việc cải cách này còn rất hạn chế: Các ngành đào tạo bậc đại học chỉ đƣợc phân loại thành 3 nhóm ngành và áp dụng cùng một mức trần học phí cho tất cả các ngành trong cùng một nhóm ngành. Điều này là bất hợp lý, vì:
- Mức học phí bị cào bằng giữa các ngành đào tạo cần nhiều chi phí với các ngành đào tạo cần ít chi phí (trong cùng một nhóm ngành), giữa các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao (nhƣ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại…) và các ngành không có khả năng xã hội hóa (khoa học cơ bản, nghệ thuật, điện hạt nhân, đào tạo giáo viên sƣ phạm...), dẫn tới xu hƣớng các trƣờng dần từ bỏ các ngành đào tạo cần nhiều chi phí hoặc không thu hút đƣợc ngƣời học nhƣng rất cần thiết cho xã hội, làm mất cân bằng về nguồn nhân lực.
- Chính sách học phí không có sự phân biệt giữa các cơ sở đào tạo có chất lƣợng cao và cơ sở đào tạo có chất lƣợng thấp, không khuyến khích các trƣờng nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Nhƣ vậy rất cần phải xây dựng một khuôn khổ để tiếp tục cải cách học phí, đặc biệt là việc xây dựng chính sách học phí áp dụng sau năm 2015, theo hƣớng khắc phục đƣợc các tồn tại nói trên.
3.2.4. Giai đoạn sau năm 2015
Từ năm học 2015-2016, Việt Nam sẽ áp dụng khung chính sách học phí giáo dục đại học theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ban hành ngày 2/10/2015 của Chính phủ. Theo Nghị định 86, mức thu học phí của giáo dục đại học công lập đƣợc thực hiện theo nguyên tắc về khả năng tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục. Học phí của các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ đƣợc xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ