Mô hình nghiên cứu của khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 173 - 177)

Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát chia làm 3 nhóm yếu tố chính ảnh hƣởng đến mức học phí đại học theo quan điểm của ngƣời học gồm đặc điểm ngƣời học, đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm cơ sở giáo dục Đại học (Nhà trƣờng).

 Đối với ngƣời học

o Một số đặc điểm về nhân khẩu học của ngƣời học nhƣ nơi cƣ trú (vùng, miền), tuổi, giới tính, dân tộc (Kinh, Hoa hay khác).

Công tác giảng dạy

Nội dung chƣơng trình

Phƣơng pháp giảng dạy

Cơ sở vật chất Kỹ năng tích lũy Tổ chức và điều phối chƣơng trình N h ó m y ếu t ố th ể hi ện đ ặc đ iể m củ a nh à trƣ ờng Mức học phí kỳ vọng Nhóm yếu tố thể hiện đặc điểm của ngƣời học

o Một số đặc điểm về nhân khẩu học của ngƣời học đại học nhƣ: sinh viên năm thứ mấy, chuyên ngành gì, mức chi phí khi học đại học hay kỳ vọng trong tƣơng lai sau khi tốt nghiệp và đặc biệt là câu hỏi đánh giá về mức học phí hiện nay có quá cao hay không?

 Đối với hộ gia đình

o Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các bố/ mẹ ngƣời học gồm: tuổi, giới tính, dân tộc.

o Thu nhập của bố/ mẹ trung bình tính theo công việc chính.

o Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của bố/ mẹ.

o Tình trạng việc làm, thời gian làm việc hay ngành nghề, thành phần kinh tế đang tham gia.

 Đối với cơ sở giáo dục đại học (nhà trƣờng)

o Chủ yếu tập trung vào nhóm các yếu tố đánh giá chất lƣợng giáo dục hiện nay của cơ sở giáo dục thông qua đánh giá (theo quan điểm) của ngƣời học là mức học phí hiện nay sinh viên đang đƣợc áp dụng có phù hợp với chất lƣợng giáo dục và sinh viên nhận đƣợc không?

o Chất lƣợng giáo dục đối với các trƣờng Đại học trên cơ sở quản lý toàn diện gồm 7 nhóm yếu tố sau đây: Tổ chức và điều phối chƣơng trình; Công tác giảng dạy; Thiết kế chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá môn học; Quy mô lớp học; Nội dung chƣơng trình; Danh tiếng; Khả năng tiếp xúc.

o Các chƣơng trình hỗ trợ học phí, ƣu đãi về tài chính dành cho sinh viên của các trƣờng Đại học hiện nay.

Chọn ngẫu nhiên 502 sinh viên thuộc các trƣờng Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối với các sinh viên đang học, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tiếp với các sinh viên này tại phòng học. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát cho mỗi sinh viên một phiếu khảo sát, sau đó giải thích ý nghĩa của từng yếu tố và hƣớng dẫn cách đánh giá trị cho từng phần của phiếu điều tra, đồng thời giải đáp thắc mắc nếu có. Với cách thực hiện này, các phiếu trả lời thu đƣợc sẽ giảm thiểu những tình huống hiểu sai ý nghĩa câu hỏi. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong 60 phút.Ngoài ra, nhóm nghiên cứu khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi qua email cá nhân. Trong nội dung email, nhóm nghiên cứu giải thích kĩ ý nghĩa từng câu hỏi, ý nghĩa giá trị và cách đánh giá trị cho từng yếu tố. Mục tiêu của việc thực hiện phiếu khảo sát là đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến mức học phí giáo dục đại học công lập hiện nay dựa trên quan điểm ngƣời học.

Tổng thể trong nghiên cứu này là toàn bộ sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm trƣờng Đại học Kinh tế (168 sinh viên), trƣờng Đại học Ngoại ngữ (90 sinh viên), trƣờng Đại học Công nghệ (244 sinh viên). Đây là những đối tƣợng cung cấp thông tin hữu ích cho luận án. Với số lƣợng tổng thể khá lớn, nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên - lấy mẫu thuận tiện.

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể yêu cầu bất cứ ngƣời nào mà họ gặp ở trung tâm thƣơng mại, đƣờng phố, cửa hàng,...để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu ngƣời đƣợc phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tƣợng khác. Lấy mẫu thuận tiện thƣờng đƣợc dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác

định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trƣớc bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ƣớc lƣợng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Mẫu đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp thuận tiện với kích thƣớc là n = 502 vì theo Hair và cộng sự (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố là gấp 5 lần số biến quan sát và số lƣợng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp năm lần số biến quan sát. Mô hình này có 60 biến quan sát vì vậy kích thƣớc mẫu tối thiểu là 60 x 5 = 300.

Mẫu đƣợc chọn khảo sát gồm 502 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

trong các trƣờng thành viên với tỷ lệ: 168 sinh viên của trƣờng Đại học Kinh tế, 90 sinh viên của trƣờng Đại học Ngoại ngữ, 244 sinh viên của trƣờng Đại học Công nghệ.

Toàn bộ dữ liệu thu đƣợc đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0 và Stata 13.0.

Thời gian và tiến độ khảo sát

Luận án đã thực hiện nghiên cứu theo phƣơng pháp chọn mẫu phân tổ với các sinh viên đang theo học tại các trƣờng đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: trƣờng Đại học Ngoại ngữ, trƣờng Đại học Kinh tế, trƣờng Đại học Công nghệ. Nhóm đã thực hiện bằng cả hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và phƣơng pháp gián tiếp gửi bằng email, gửi googledocs để các bạn có thể trả lời trực tuyến. Thời gian khảo sát là từ 15/11 đến 15/12/2015. Sau ngày 15/12/2015, tác giả đã nhận đƣợc 502 phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong bảng hỏi đã đặt ra. Sau đây là các kết quả cơ bản mà tác giả đã phân tích đƣợc từ các phiếu trả lời nhận đƣợc.

Quy trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách học phí đại học của việt nam (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)