Công tác phân cấp, phân nhiệm và phối hợp trong quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 78)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Vĩnh Bảo

2.3.7. Công tác phân cấp, phân nhiệm và phối hợp trong quản lý

Qua số liệu quan sát, phỏng vấn, chúng tôi thấy, UBND huyện Vĩnh Bảo

đã làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nhân sự như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; tuyển dụng, luân chuyển, quản lý, đánh giá và chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện. Theo quy chế làm việc, Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT huyện tham mưu về công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên các trường THCS. UBND huyện trực tiếp phê duyệt và quyết định đề án quy hoạch đội ngũ giáo viên các trường THCS. Đồng thời trên cơ sở tham mưu của Phòng Nội vụ huyện và Phòng GD&ĐT huyện về công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên các trường THCS, sau đó UBND ký quyết định tuyển dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên trường THCS. Tuy nhiên, qua nghiên cứu điều tra, chúng tội thấy, có lúc công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS chưa thực sự được UBND quan tâm, do đó còn để tình trạng đội ngũ giáo viên yếu về năng lực, uy tín đối với ngành giáo dục và nhân dân nơi trường đặt trụ sở. Kết quả về việc khảo sát, đánh giá thực trạng việc phân cấp, phân nhiệm và phối hợp của các chủ thể quản lý đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS như sau:

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng việc phân cấp, phân nhiệm và phối hợp trong quản lý đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

Các chủ

Nội dung đánh giá phân cấp, phân nhiệm và phối hợp của các

Mức độ

Điểm

1 2 3 4 5

UBND huyện

1. Việc xây dựng kế hoạch quy

hoạch phát triển đội ngũ 0 10 20 10 20 3.67 2. Chỉ đạo PGD&ĐT quy hoạch và

đánh giá đội ngũ giáo viên của trường THCS

1 9 10 10 30 3.98

ngũ giáo viên và tạo môi trường cho họ phát triển.

1. Tham mưu công tác quy hoạch

đội ngũ giáo viên trường THCS 10 20 10 12 8 2.80 2. Triển khai các nội dung của phát

triển đội ngũ giáo viên; Đề xuất tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường THCS; Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên trường THCS; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THCS; Kiểm tra hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THCS)

15 15 10 10 10 2.75

Điểm bình quân chung 3.54

Qua kết quả về việc khảo sát đánh giá thực trạng trên chúng ta thấy việc phân cấp, phân nhiệm và phối hợp của các chủ thể quản lý đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc phân cấp, phân nhiệm và phối hợp trong quản lý giữa các chủ thể quản lý còn chưa bám sát theo quy định Nghị định số 115/2010/NĐ-CP.

Như vậy, thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS của huyện Vĩnh Bảo qua điều tra, khảo sát 7 lĩnh vực được trình bày ở trên, có mặt mạnh mặt yếu khác nhau.

Qua kết quả khảo sát cho thấy thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS ở huyện Vĩnh Bảo được các chuyên gia đánh giá không cao, điểm đánh giá các mặt công tác chỉ ở mức trung bình và khá. Duy chỉ có “công tác thực hiện vai trò quả lý của các chủ thể quản lý” được đánh giá trên 4.08 điểm, còn các mặt còn lại ở mức độ trung bình, cá biệt công tác “Quy hoạch” có điểm số thấp. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên thời gian qua chưa có dự báo mang tính chiến lược (05 năm trở lên). Việc phân tích nhu cầu giáo viên theo cơ cấu môn học để hoạch định đào tạo giáo viên hàng năm chưa chặt chẽ. Điều đó đòi hỏi công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng cần phải đổi mới trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w