Đặc điểm cấp học THCS

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 29)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.3. Trường THCS và đội ngũ giáo viênTHCS

1.3.1.1. Đặc điểm cấp học THCS

Về mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục

tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất sau này.

Về mục tiêu giáo dục phổ thông, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 - Điều 27 đã khẳng định: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học: Có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [20, tr. 20]

Mục tiêu của giáo dục THCS không chỉ nhằm mục đích học lên THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THCS, để giúp cho học sinh lựa chọn việc tiếp tục học lên THPT hay đi học nghề ở trường đào tạo trung học chuyên nghiệp, hay tham gia lao động sản xuất trong xã hội, vì vậy giáo dục THCS phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, phẩm chất, lối sống phù hợp với mục tiêu, các em có đủ những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, đồng thời bước đầu có kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của cuộc sống xã hội vốn rất phong phú, đa dạng và phức tạp.

Về nội dung của giáo dục THCS:

Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định về nội dung của giáo dục THCS là: “Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.” [20, tr. 22].

Để đáp ứng mục tiêu phát triển KT - XH của nước nhà thì nội dung chương trình THCS được thiết kế theo hướng như sau: Giảm một cách hợp lý những lý thuyết hàn lâm, tăng cường đúng mức gắn nội dung bài giảng sát với thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh trên cơ sở có vốn kiến thức cơ bản, đồng thời các em có khả năng hòa nhập vào cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội.

Về phương pháp giáo dục THCS

Giáo dục THCS là một bậc học trong giáo dục phổ thông nên phương pháp giáo dục THCS không thể tách rời với phương pháp giáo dục phổ thông nói chung. Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

[20; tr. 22].

Về nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục do Bộ GD&ĐT ban

hành. Tổ chức hướng nghiệp và tham gia các hoạt động hướng nghiệp chuẩn bị nghề cho học sinh. Tổ chức cho thầy cô giáo và học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phổ biến khoa học, bảo vệ môi trường, vận động nhân dân, các tổ chức cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục. Quan tâm giáo dục toàn diện nhằm hình

thành và phát triển ở học sinh nhân cách XHCN, chuẩn bị đội ngũ lao động và chiến sĩ trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần chuẩn bị đào tạo nhân tài, tạo nguồn cho THPT, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w