1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục
1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
1.2.2.1. Đội ngũ giáo viên - Đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức [25]. Đội ngũ của một tổ chức chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó. Chính vì vậy, các đặc trưng cơ bản về phát triển đội ngũ gắn liền với đặc trưng phát triển của tổ chức nói chung và đặc trưng của công tác cán bộ nói riêng.
Theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ của một tổ chức cũng chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó. nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực của cả một tập thể (hay còn gọi là tiềm năng lao động của một tổ chức).
- Đội ngũ giáo viên
Theo Điều 70 - Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
MĐ
PT
NDD PP
QTGD
trường, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên”. [20; tr. 23;24].
Theo đó, đội ngũ giáo viên là một tập thể các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác đặc trưng về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực của tập thể đó.
- Đội ngũ giáo viên THCS:
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông số: 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : "Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, phó bí thư hoặc trợ lí thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh" [1; tr 17].
Như vậy, đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các trường trung học có trường tiểu học hoặc THCS trên một địa bàn nhất định (thành phố, tỉnh, huyện hoặc một trường học).
1.2.2.2. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Theo nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt hiện nay [25], "Phát triển"
thường được hiểu là biến đổi về chất (chứ không chỉ về lượng) và từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm triết học Duy vật biện chứng, phát triển là quá trình vận động đi lên của sự vật, hiện tượng, trong đó có sự gia tăng từ ít thành nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn nữa.
Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong các trường phổ thông là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ đó nhằm đạt được mục đích đủ số lượng theo tỉ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
1.3. Trường THCS và đội ngũ giáo viên THCS
1.3.1. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.1. Đặc điểm cấp học THCS
Về mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục
tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất sau này.
Về mục tiêu giáo dục phổ thông, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 - Điều 27 đã khẳng định: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học: Có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [20, tr. 20]
Mục tiêu của giáo dục THCS không chỉ nhằm mục đích học lên THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THCS, để giúp cho học sinh lựa chọn việc tiếp tục học lên THPT hay đi học nghề ở trường đào tạo trung học chuyên nghiệp, hay tham gia lao động sản xuất trong xã hội, vì vậy giáo dục THCS phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, phẩm chất, lối sống phù hợp với mục tiêu, các em có đủ những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, đồng thời bước đầu có kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của cuộc sống xã hội vốn rất phong phú, đa dạng và phức tạp.
Về nội dung của giáo dục THCS:
Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định về nội dung của giáo dục THCS là: “Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.” [20, tr. 22].
Để đáp ứng mục tiêu phát triển KT - XH của nước nhà thì nội dung chương trình THCS được thiết kế theo hướng như sau: Giảm một cách hợp lý những lý thuyết hàn lâm, tăng cường đúng mức gắn nội dung bài giảng sát với thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh trên cơ sở có vốn kiến thức cơ bản, đồng thời các em có khả năng hòa nhập vào cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội.
Về phương pháp giáo dục THCS
Giáo dục THCS là một bậc học trong giáo dục phổ thông nên phương pháp giáo dục THCS không thể tách rời với phương pháp giáo dục phổ thông nói chung. Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
[20; tr. 22].
Về nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục do Bộ GD&ĐT ban
hành. Tổ chức hướng nghiệp và tham gia các hoạt động hướng nghiệp chuẩn bị nghề cho học sinh. Tổ chức cho thầy cô giáo và học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phổ biến khoa học, bảo vệ môi trường, vận động nhân dân, các tổ chức cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục. Quan tâm giáo dục toàn diện nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh nhân cách XHCN, chuẩn bị đội ngũ lao động và chiến sĩ trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, góp phần chuẩn bị đào tạo nhân tài, tạo nguồn cho THPT, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
1.3.1.2. Vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Vị trí của trường THCS: Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp THCS được xem là cầu nối giữa cấp tiểu học và THPT. Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.
Điều 26 Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, đã quy định: “Giáo dục THCS thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi.”
[20; tr.19]
Xác định vị trí của trường THCS, Điều lệ trường trung học tại Điều 2, đã ghi rõ: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.” [1; tr.1].
1.3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS
Căn cứ theo Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT. Tại Điều 3 đã quy định: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [1; tr. 1,2].
Đề đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người - là đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục .
Nhìn từ góc độ quản lý, có thể xếp các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường THCS đã nêu trên thành 5 nhóm chủ yếu sau;
- Nhóm 1: Thực thi luật pháp và chính sách của Nhà nước, quy chế của ngành nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, trong đó lấy việc thực thi các quy chế giáo dục đối với hoạt động dạy học làm nhiệm vụ trọng tâm....
- Nhóm 2: Quản lý và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên và điều hành bộ máy tổ chức của nhà trường nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, trong đó lấy việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Nhóm 3: Huy động đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó coi việc huy động và sử dụng thiết bị dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Nhóm 4: Xây dựng và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục nói chung và môi trường sư phạm trong trường nói riêng, trong đó lấy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, cộng đồng và xã hội làm trụ cột.
- Nhóm 5: Thu nhận, xử lý có chất lượng các thông tin về giáo dục và thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và quản lý dạy học.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ giáo viên trường THCS
1.3.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS
Theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về Điều lệ trường
trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại chương IV. Điều 31; Điều 32 [1; tr. 17,18,19] thì giáo viên trường THCS có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn
+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
+ Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
+ Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ riêng theo quy định.
- Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
- Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
- Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
- Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
1.3.2.2. Quyền của giáo viên giáo viên trường THCS
- Giáo viên bộ môn có những quyền sau đây:
+ Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
+ Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
+ Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường; + Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
+ Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều