Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên các trường THCS

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 70 - 73)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3.4.Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên các trường THCS

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Vĩnh Bảo

2.3.4.Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên các trường THCS

Công tác kiểm tra đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ giáo viên được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh,

kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo xuống các cơ sở. Nội dung thanh kiểm tra chủ yếu việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Phòng GD&ĐT đã xây dựng được tiêu chí đánh giá sát với thực tế theo chủ đề từng năm học cụ thể phù hợp với các tiêu chí xếp loại thi đua của ngành. Kết quả về việc khảo sát đánh giá thực thực công tác thanh kiểm tra đối với giáo viên ở các trường THCS như sau:

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

STT

Nội dung đánh giá đội ngũ giáo viên THCS Mức độ Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1 Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong công tác. 0 10 30 10 10 3.33 2 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 tiêu chí) 0 10 10 20 20 3.83 3 Bám sát thông tư 30/2009 Chuẩn giáo viên THCS 2 8 15 20 15 3.63

4 Triển khai đầy đủ 6 tiêu

chuẩn với 25 tiêu chí 3 7 20 15 15 3.53 5 Quy trình đánh giá 10 10 20 10 10 3.00

theo đúng các bước theo Thông tư 30/2009 Điểm bình quân chung

3.30

Qua bảng 2.18 ta thấy công tác kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên THCS đã được tiến hành, kết hợp nhiều hình thức đánh giá (qua thanh tra toàn diện của Phòng GD&ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực trạng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua kết quả về việc khảo sát đánh giá thực trạng trên chúng ta thấy công tác thanh, kiểm tra đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS còn có một số hạn chế đó là:

Nội dung đánh giá một số điểm chưa hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỉ lệ xuất sắc, khá chưa phản ánh thực chất.

Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cững nhắc chưa mềm dẻo, linh hoạt. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của giáo viên khi thực hiện quy chế chuyên môn. Những điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra bằng các quyết định biểu dương, khen thưởng hoặc kỷ luật của cấp trên về công tác chuyên môn là chưa rõ.

Việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận giáo viên chưa cao, đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.

Nguyên nhân là do nể nang, đôi khi công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính động viên, hình thức. Các nội dung, hình thức kiểm tra chưa được phong phú. Việc đánh giá đội ngũ giáo còn chưa toàn diện.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 70 - 73)