Vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 29 - 31)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.3. Trường THCS và đội ngũ giáo viênTHCS

1.3.1.2. Vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Vị trí của trường THCS: Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp THCS được xem là cầu nối giữa cấp tiểu học và THPT. Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.

Điều 26 Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, đã quy định: “Giáo dục THCS thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi.”

[20; tr.19]

Xác định vị trí của trường THCS, Điều lệ trường trung học tại Điều 2, đã ghi rõ: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.” [1; tr.1].

1.3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS

Căn cứ theo Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT. Tại Điều 3 đã quy định: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [1; tr. 1,2].

Đề đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người - là đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục .

Nhìn từ góc độ quản lý, có thể xếp các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường THCS đã nêu trên thành 5 nhóm chủ yếu sau;

- Nhóm 1: Thực thi luật pháp và chính sách của Nhà nước, quy chế của ngành nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, trong đó lấy việc thực thi các quy chế giáo dục đối với hoạt động dạy học làm nhiệm vụ trọng tâm....

- Nhóm 2: Quản lý và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên và điều hành bộ máy tổ chức của nhà trường nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, trong đó lấy việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Nhóm 3: Huy động đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó coi việc huy động và sử dụng thiết bị dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Nhóm 4: Xây dựng và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục nói chung và môi trường sư phạm trong trường nói riêng, trong đó lấy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, cộng đồng và xã hội làm trụ cột.

- Nhóm 5: Thu nhận, xử lý có chất lượng các thông tin về giáo dục và thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và quản lý dạy học.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w