Các yêu cầu đối với Phòng GD&ĐT trong quản lý phát triển đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 43 - 45)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.8. Các yêu cầu đối với Phòng GD&ĐT trong quản lý phát triển đội ngũ giáo

Phát triển ĐNGV ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay phải gắn liền với các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực.

Mục đích, yêu cầu của việc phát triển ĐNGV THCS là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các nhà giáo góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.8.1. Đáp ứng yêu cầu về số lượng

Đủ về số lượng: Nhà nước quy định theo định mức giáo viên cho một lớp học. Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn văn hóa cơ bản, dạy Âm nhac, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT - BGDĐT-BNV của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ [3]. Số giáo viên THCS cần có = số lớp học x 1.9.

1.8.2. Đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ đào tạo)

Cơ cấu ĐNGV được xét trên các yêu cầu sau:

- Tương thích về giới nam, nữ; tương thích về tuổi đời (cả 4 độ tuổi: dưới 30 tuổi; từ 30 đến dưới 40 tuổi; từ 40 đến dưới 50 tuổi; từ 50 tuổi trở lên).

- Tương thích về giảng dạy theo bộ môn; tương thích về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao; người tay nghề khá và trung bình).

1.8.3. Nâng cao chất lượng đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết và thường xuyên được thể hiện trên các lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người giáo viên thể hiện: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, ứng xử với đồng ngfhiệp, lối sống tác phong;

- Trình độ đào tạo: do yêu cầu ngày càng cao của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông người giáo viên không những có trình độ đạt chuẩn CĐSP bên cạnh đó phải có trình độ trên chuẩn ĐHSP, sau đại học;

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như: năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, kế hoạch các hoạt động khác, năng lực thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực thực hiện giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức;

- Năng lực phát triển nghề nghiệp: Tự đánh giá, tự học và rèn luyện; phát hiện và giải quyết vấn đề.

Chất lượng đội ngũ được thể hiện rõ qua chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư sô 30/2009/TT- BGDĐT, ngày 22/10/2009.

Tiểu kết chương 1

Qua chương 1, tác giả đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: quản lý; QLGD; phát triển; giáo viên; đội ngũ giáo viên; phát triển đội ngũ giáo viên...Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ GVTHCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò cấp học trong phát triển KT-XH.

Qua chương này tác giả đã thể hiện lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của GD&ĐT, xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Để đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GVTHCS và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ GV THCS. Từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và các cấp QLGD thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được tác giả trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

GIAI ĐOẠN 2010-2015

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 43 - 45)