1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Vĩnh Bảo
2.3.1. Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS
Với 4 căn cứ để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên ở các trường THCS, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.15 Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
ST
Khi quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS có tuân thủ theo các căn cứ
Mức độ Điểm
trung
1 2 3 4 5
1 - Nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội
của ngành, của địa phương, đơn vị 1 6 32 16 5 3.30 2
- Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức khi đổi mới giáo dục nhà trường
22 9 18 4 7 2.42
3
- Tiêu chuẩn viên chức của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một số yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ giáo viên
+ + Yêu cầu kinh qua thực tiễn công tác.
+ Yêu cầu về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi
8 11 24 15 2 2.87
4 - Căn cứ vào đội ngũ giáo viên hiện
có. 11 11 21 9 8 2.87
Theo số liệu bảng 2.15 chúng ta thấy thực trạng xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Vĩnh Bảo đã đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ. Việc xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV trên cơ sở duyệt kế hoạch phát triển về quy mô trường lớp, kế hoạch biên chế đội ngũ CBGV của các trường (vào tháng 4 hàng năm), từ đó có kế hoạch tuyển dụng, điều động, luân chuyển ĐNGV THCS. Trong việc lập quy hoạch phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các trường, đã xác định được cơ cấu, định mức giáo viên, nhu cầu bổ sung giáo viên ở một số bộ môn, số lượng giáo viên trong biên chế, số giáo viên hợp đồng, số giáo viên nghỉ hưu...trong toàn huyện từ đó có kế hoạch tuyển dụng kịp thời.
Công tác quy hoạch nguồn CBQL đã thực hiện đúng theo Nghị quyết của huyện Vĩnh Bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giáo viên để quy hoạch vào nguồn CBQL nhà trường đã đảm bảo dân chủ, khách quan, đã lựa chọn được những giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ vào nguồn quy hoạch.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL được tiến hành đúng quy trình (chỉ bổ nhiệm CBQL có trong nguồn đã quy hoạch).
Hạn chế: Trong các căn cứ được khảo sát không có căn cứ nào đạt điểm 4 trở lên. Có 3 căn cứ dưới 3 điểm, đặc biệt căn cứ 2 “Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức khi đổi mới giáo dục nhà trường” có điểm rất thấp 2.42 điểm. Chứng tỏ công tác dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới trên các phương diện chưa được quan tâm. Việc xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV THCS trong thời gian qua chưa đảm bảo mang tính chiến lược (05 năm trở lên). Việc phân tích nhu cầu giáo viên theo cơ cấu các môn học để hoạch định đào tạo giáo viên hàng năm chưa chặt chẽ.
Phòng GD&ĐT, các trường THCS chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng. trong việc lập quy hoạch, phát triển ĐNGV THCS. Việc phân tích,
đánh giá thực trạng về ĐNGV và thực trạng xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV trong thời gian qua chưa được coi trọng. Chưa phân tích làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân thực trạng. Các chủ trương, giải pháp để xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên đưa ra còn chậm và chưa tạo được sự đột phá, tính khả thi chưa cao. Kinh phí đầu tư đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thấp chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Việc bố trí, sắp xếp giáo viên chưa hợp lý giữa các trường trong huyện, còn có sự nể nang, châm trước, chưa thật sự căn cứ vào nhu cầu công việc và thực tế của nhà trường. Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên về xây dựng ĐNGV chưa đúng và chưa làm tốt những nội dung phục vụ việc phát triển đội ngũ.