1.2.2.1. Đội ngũ giáo viên - Đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức [25]. Đội ngũ của một tổ chức chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó. Chính vì vậy, các đặc trưng cơ bản về phát triển đội ngũ gắn liền với đặc trưng phát triển của tổ chức nói chung và đặc trưng của công tác cán bộ nói riêng.
Theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ của một tổ chức cũng chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó. nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực của cả một tập thể (hay còn gọi là tiềm năng lao động của một tổ chức).
- Đội ngũ giáo viên
Theo Điều 70 - Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
MĐ
PT
NDD PP
QTGD
trường, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên”. [20; tr. 23;24].
Theo đó, đội ngũ giáo viên là một tập thể các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác đặc trưng về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực của tập thể đó.
- Đội ngũ giáo viên THCS:
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông số: 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : "Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, phó bí thư hoặc trợ lí thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh" [1; tr 17].
Như vậy, đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các trường trung học có trường tiểu học hoặc THCS trên một địa bàn nhất định (thành phố, tỉnh, huyện hoặc một trường học).
1.2.2.2. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Theo nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt hiện nay [25], "Phát triển"
thường được hiểu là biến đổi về chất (chứ không chỉ về lượng) và từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm triết học Duy vật biện chứng, phát triển là quá trình vận động đi lên của sự vật, hiện tượng, trong đó có sự gia tăng từ ít thành nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn nữa.
Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong các trường phổ thông là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ đó nhằm đạt được mục đích đủ số lượng theo tỉ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.