1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hả
3.2.2. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viênTHCS huyện
Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Dự báo, hoạch định số lượng, cơ cấu giáo viên, quy mô học sinh THCS huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2015-2020 để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn.
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
Để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trong thời gian tới, đảm bảo tính chính xác, tính khả thi cao, cần phải dự báo được dự báo quy mô về số lượng học sinh, số lớp theo từng năm, từ đó có thể dự báo được số lượng GV theo tỷ lệ GV/ lớp. Việc thực hiện dự báo theo trình tự sau:
- Dự báo phát triển về số lượng học sinh, quy mô trường, lớp THCS: Dự báo quy mô học sinh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục trong tương lai. Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV, cơ sở vật chất mạng lưới trường, lớp và các nguồn lực phục vụ cho phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Để dự báo quy mô HS, số lớp THCS phải căn cứ vào các kết quả điều tra phổ cập dân số độ tuổi (11-14 tuổi); căn cứ vào kế hoạch thực hiện quy mô trường, lớp học cấp Tiểu học, THCS năm học 2015-2016. Từ đó áp dụng các phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp sơ đồ luồng, phương pháp so sánh thực tiễn để tính toán có được dự báo về số lượng HS, số lớp học THCS cho các năm tiếp theo.
Quy mô trường, lớp học sinh tiểu học năm học 2015-2016: toàn huyện có 29 trường Tiểu học; 331 lớp; 12.315 học sinh; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 12.315 /12.315 đạt 100%.
Quy mô trường, lớp học sinh THCS năm học 2015-2016: toàn huyện có 23 trường THCS; 258 lớp; 8752 học sinh.
Từ quy mô học sinh Tiểu học năm học 2015-2016, có thể lập kế hoạch dự báo quy mô học sinh THCS năm học 2015-2016 và đến năm học 2019- 2020 bằng phương pháp sơ đồ luồng. Cách tính được thiết lập như sau:
Gọi số HS THCS năm sau là S; số HS THCS hiện tại là H; số HS lớp 9 hiện tại là 9H; số HS lớp 5 hiện tại là 5H; số HS lớp 5 lưu ban, bỏ học, chuyển đi năm sau là 5B; số học sinh THCS năm sau bỏ học, chuyển đi là SB; số học sinh THCS chuyển đến năm sau là SĐ.
Ta có công thức:
S = H + SĐ + 5H - 9H - 5B - SB
Qua tính toán, so sánh quy mô HS đầu năm và cuối năm học nhiều năm gần đây cho thấy: sự biến động về sĩ số HS chuyển đi, chuyển đến, bỏ học ở huyện Vĩnh Bảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tác động đến sự thay đổi dự báo quy mô HS trong các năm tiếp theo không đáng kể.
- Dự báo phát triển hệ thống trường lớp, GV THCS trong huyện:
Căn cứ vào kết quả dự báo số lượng HS, số lớp THCS huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2015-2020; căn cứ định mức GV THCS theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ áp dụng hiện nay là 1,9 GV/lớp; căn cứ vào số GV hiện tại; sự tăng, giảm GV hằng năm do tuyển mới, nghỉ hưu, chuyển công tác. Có thể thiết lập công thức tính số GV cho từng năm như sau:
Số GV năm sau = Số GV hiện tại + số GV tuyển mới - số GV nghỉ hưu, chuyển công tác.
Trong đó: số GV tuyển mới được xác định trên cơ sở số GV còn thiếu ở các bộ môn (theo tỷ lệ GV/lớp cho từng môn học), do tăng số lớp học hằng năm.
Theo tính toán của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo, tỉ lệ GVTHCS tăng do tuyển mới hằng năm của huyện là 0% do giáo viên vẫn còn thừa; tỷ lệ giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác…khoảng 1.2 %;
Trên cơ sở dự báo nhu cầu GV, hằng năm các trường cần lập kế hoạch chi tiết từng khâu trong công tác quy hoạch, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tránh tình trạng mất cân đối về số lượng GV. Mặt khác phòng GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với các trường sư phạm để hoạch định chỉ tiêu tuyển sinh theo từng huyện, có thông báo cụ thể về tình hình thừa, thiếu GV trong các năm tới trên các hệ thống thông tin đại chúng để nhân dân được biết, từ đó có định hướng đúng cho con em mình đi học các môn cho phù hợp, khắc phục tình trạng đào tạo ồ ạt như hiện nay dẫn đến tình trạng thừa cục bộ các môn Văn, Toán, trong khi đó lại thiếu các môn GDCD, Công nghệ, Lịch sử…
Diện quy hoạch CBQL là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn từ trung ương xuống địa phương. Trong đó vai trò của nhà trường có CBQL được bổ nhiệm, vai trò của phòng GD&ĐT cần phải được coi trọng. Việc xây dựng nguồn CBQL các trường, việc bổ nhiệm CBQL, cần đảm bảo tính khách quan sao cho thực sự lựa chọn được CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng, nhiệt huyết với nghề, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các trường THCS lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn 2015-2020, điều này giúp Hiệu trưởng có tầm nhìn chiến lược trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. Quy hoạch phải nhằm mục đích xây dựng cơ cấu đồng bộ và nâng cao trình độ của đội ngũ đáp ứng được các yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn mới.
Dựa trên cơ sở quy hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT tiến hành lập quy hoạch tổng thể trong toàn quận. Công tác xây dựng phát triển đội ngũ
GVTHCS, thực chất là lập dự án trong giai đoạn tới về công tác xây dựng phát triển đội ngũ bao gồm: số lượng, cơ cấu, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng...