Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THCS

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 68 - 70)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THCS

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Vĩnh Bảo

2.3.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THCS

Kết quả về việc khảo sát đánh giá thực thực công tác đào tạo, bồi dưỡng

đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo như sau:

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

STT

trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

THCS

trung bình

1 2 3 4 5

1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định một cách khả thi

2 2 27 19 10 3.55

2 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

bằng nhiều hình thức 3 10 35 12 0 2.93

3

Thực hiện của giáo viên ở trường THCS đi học sau đại học nâng cao trình độ chuyên môn

3 25 24 8 0 2.62

4

Thực hiện của giáo viên ở trường THCS đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng kiến thức bổ trợ khác

1 3 23 13 20 3.8

5

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

6 20 22 10 2 2.7

6

Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên sau khi đi đào tạo, bồi dưỡng về

1 20 28 11 0 2.82

Điểm bình quân chung 3.07

Theo số liệu bảng 2.17 chúng ta thấy thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo điểm bình quân chung của ý kiến đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mới đạt 3.07.

Như vậy cho ta thấy công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên THCS trong những năm qua được thực hiện khá tốt. Trình độ và năng lực của ĐNGV được

nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua thống kê đến hết năm học 2014-2015, toàn huyện số giáo viên có trình độ chuẩn là 100% trong đó trên chuẩn là 76.35%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐNGV đã xác định được mục đích tực học, tự khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề hàng năm có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị khá tốt. Kết quả đạt được góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trạng bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Thông qua công tác bồi dưỡng, giáo viên nắm được một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình, SGK mới theo bộ môn. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại.

Tuy nhiên qua bảng khảo sát cho ta thấy vẫn còn tiêu chí đạt điểm thấp. Nguyên nhân là do Phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch chiến lược cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, chưa có dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, toàn diện. Việc đào tạo nâng chuẩn chưa quản lý chặt chẽ về chất lượng đào tạo. Việc liên kết với các trường đại học chủ yếu là đào tạo với hình thức tại chức, chuyên tu, vai trò tác động của các cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở, Phòng chưa được chú trọng. Việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời chưa tham mưu quyết liệt với UBND huyện có chính sách khuyến khích riêng cho giáo viên học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ... Mặt khác, việc sử dụng giáo viên sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý... Vì vậy, mặc dù trình độ chuyên môn có nâng cao hơn, song năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn của giáo viên sau khi được đào tạo nâng chuẩn chưa tương xứng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở HUYỆN VĨNH bảo THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 68 - 70)