Đặc điểm tư nhiên, kinh tế, chính trị xã hội của huyện Tĩnh Gia, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát chung về huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

3.1.1 Đặc điểm tư nhiên, kinh tế, chính trị xã hội của huyện Tĩnh Gia, tỉnh

3.1 Khái quát chung về huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

3.1.1 Đặc điểm tư nhiên, kinh tế, chính trị xã hội của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Khái quát về tự nhiên

Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng Xƣơng, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Nhƣ Thanh. Vừa có biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh thắng, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tƣơng đối toàn diện, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp và thuỷ, hải sản. Bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch và hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bãi triều rộng lớn đã tạo nên thế mạnh để Tĩnh Gia phát triển thuỷ, hải sản.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 45.828,66 ha, tổng dân số 232.067 ngƣời.

Khái quát về kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ 2010-2015 đạt 30,79%, cao hơn 7,79% với nhiệm kỳ 2005 - 2010 (Không tính trong Khu kinh tế Nghi Sơn đạt trên 6 %); GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 đạt 4.238 USD, gấp 2,9 lần so với năm 2010. Quy mô nền kinh tế phát triển nhanh, nhất là phát triển công nghiệp – xây dựng.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả; giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 4,77%. Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đạt trên 60 triệu đồng, vƣợt mục tiêu Đại hội. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân hàng năm là 55.600 tấn, đạt 101,2% mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Số lƣợng đàn lợn, đàn trâu bò giảm nhƣng thời gian chu chuyển đàn gia súc tăng 1,3 lần so với năm 2010 nên giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng trong tổng giá trị ngành nông nghiệp; toàn huyện có 538 gia trại và 17 trang trại đạt tiêu chí theo quy định.

- Ngành công nghiệp – xây dựng phát triển mạnh, nhất là trong Khu kinh tế Nghi Sơn, giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 33%. Các sản phẩm công nghiệp nhƣ xi măng, vật liệu xây dựng, dăm gỗ xuất khẩu ...tăng khá. Nhiều dự án đƣợc triển khai xây dựng nhƣ Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Xi măng Công Thanh giai đoạn 2, các công trình hạ tầng kỹ thuật; các nhà máy hoạt động có hiệu quả nhƣ Xi măng Nghi Sơn, Nhiệt điện, Nhà máy giầy ANNORA, Cảng Nghi Sơn...Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm đạt 3.494 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2010; đến nay toàn huyện có hơn 1.100 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, đóng sửa tàu thuyền...

- Dịch vụ, thƣơng mại phát triển nhanh cả về quy mô và loại hình, giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 8,34%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm đạt trên 2.300 tỷ đồng, gấp 1,4 lần năm 2010. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đến năm 2015 đạt 1.100 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010; tổng dự nợ đạt 1.376 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2010. Nhiều loại hình dịch vụ phát triển mạnh nhƣ dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, nhà ở công nhân, khách sạn, nhà hàng... một số khách sạn, siêu thị đƣợc đầu tƣ xây dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động tại Khu du lịch Hải Hoà, Thị trấn và trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Đã hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ Hải Bình, chợ Thƣợng Hải xã Hải Thanh, đang triển khai phƣơng án chuyển đổi mô hình quản lý chợ Thị trấn Tĩnh Gia. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trƣởng cao, giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2015 đạt 171,5 triêu USD, trong đó nông sản là 3,2 triệu USD, thủy hải sản là 16,8 triệu USD, các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong Khu kinh tế Nghi Sơn là 151,5 triệu USD.

- Tổ chức và kinh tế hợp tác có bƣớc phát triển mới.Toàn huyện có có 610 tổ chức, 59 hợp tác xã dịch vụ và tổ hợp tác và hơn 3.500 hộ kinh doanh cá thể hoạt động ở các lĩnh vực thƣơng mại, vận tải, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, thu mua chế biến thủy hải sản, xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ chăn nuôi…tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động, góp phần tăng thu ngân sách.

- Lĩnh vực tài chính – ngân sách đạt kết quả quan trọng. Thu ngân sách đạt và vƣợt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách nhà nƣớc bình quân hàng năm đạt 916 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 222,7 tỷ đồng, tăng 17,3% so với mục tiêu Đại hội, tăng 35,8% so với nhiệm kỳ 2005 – 2010. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm là 854,1 tỷ đồng, tăng 50,9% so với nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Khái quát về văn hóa xã hội

Số lƣợng, chất lƣợng làng, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hoá đƣợc tăng lên; toàn huyện có 339/384 làng, cơ quan, đơn vị khai trƣơng xây dựng văn hoá, đạt 88,3%; 72,75% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa đƣợc quan tâm.100% các xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh, gần 100% số hộ dân đƣợc phủ sóng truyền hình. Tỷ lệ ngƣời dân sử dụng điện thoại đạt 80 máy/100 dân, vƣợt mục tiêu Đại hội. 100% chi bộ nông thôn có báo Thanh Hoá. Toàn huyện có 53 câu lạc bộ thể thao,gần 50% số ngƣời tập thể dục thể thao thƣờng xuyên.

Giáo dục và đào tạo tiếp tục đƣợc chó trọng. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định, chất lƣợng giáo dục toàn diện và chất lƣợng mũi nhọn đƣợc nâng lên. Giáo dục thƣờng xuyên, hƣớng nghiệp, phân luồng học sinh, đào tạo nghề đƣợc quan tâm đóng mức. Đến nay toàn huyện có 43/113 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 64% mục tiêu Đại hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học đƣợc tăng cƣờng, hàng năm ngân sách huyện đầu tƣ trên 15 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng học. Công tác quản lý giáo dục chuyển biến tiến bộ, nề nếp kỷ cƣơng các kỳ thi đƣợc chấn chỉnh. Công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt kết quả khá.

Hoạt động y tế, chăm súc sức khoẻ nhân dân chuyển biến tích cực. Bệnh viện đa khoa huyện đƣợc nâng cấp lên bệnh viên đa khoa khu vực; chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên, nhiều trang thiết bị kỹ thuật cao đƣợc đầu tƣ và ứng dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực. Xây dựng tuyến y tế cơ sở đƣợc quan tâm, 100% các trạm y tế có bác sỹ; 10/34 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí hiện nay). Các chƣơng trình mục tiêu về y tế đƣợc thực hiện tốt; hoạt động y tế dự phòng đƣợc tăng cƣờng, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đƣợc coi trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 0,8%.

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm đƣợc triển khai hiệu quả; đời sống nhân dân ổn định, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên. Tỷ lệ hộ giầu và khá tăng, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 9%, giảm 15,02% so với năm 2010. Hàng năm đào tạo nghề cho hơn 500 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động, trong đó có trên 400 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, vƣợt mục tiêu Đại hội. Xây dựng và sửa chữa 282 nhà tình nghĩa với tổng số tiền 6,9 tỷ đồng, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đƣợc 5,5 tỷ đồng. Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đƣợc quan tâm; hàng năm hoàn thành kế hoạch, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng; đến nay đã có hơn 150.000 ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3.1.2 Giới thiệu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa đƣợc hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phƣơng hay thông qua bổ nhiệm của cấp trên…Trải qua nhiều thử thách và rèn luyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia đã từng bƣớc trƣởng thành phát triển cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Lớp cán bộ trƣởng thành trong chiến tranh có lập trƣờng chính trị vững vàng, giữ đƣợc phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhá có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Hiện nay, huyện Tĩnh Gia có 34 xã với số lƣợng cán bộ công chức trong toàn huyện là hơn 2.714 cán bộ, công chức. Trong đó có 234 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Con số này là kết quả của quá trình phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng của cán bộ lãnh đạo, quản lý qua các năm đƣợc thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Số lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia qua các năm

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số cán bộ, công chức 2284 2427 2510 2630 2714 Tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý 225 228 230 230 234 Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý 9.85% 9.39% 9.16% 8.75% 8.62%

Cùng với sự gia tăng của cán bộ, công chức huyện Tĩnh Gia là sự gia tăng cán bộ lãnh đạo, quản lý về số lƣợng. Năm 2010 số lƣợng lãnh đạo, quản lý chỉ có 225 ngƣời tƣơng ứng với tỷ lệ 9,85% so với tổng số cán bộ, công chức trong toàn huyện. Đến năm 2011, cùng với sự gia tăng thêm 143 cán bộ, công chức trong toàn huyện là sự gia tăng thêm 3 cán bộ lãnh đạo, quản lý lên 228 cán bộ, chiếm 9,39% tổng số cán bộ, công chức trong toàn huyện. Số lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý tiếp tục tăng lên đến năm 2014 con số này đã đạt 234 cán bộ, tăng 9 cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia. Cùng với đó là sự gia tăng tổng số cán bộ, công chức đạt 430 cán bộ, công chức trong toàn huyện. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia chiếm 8,62% tổng số cán bộ công chức trong toàn huyện.

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia năm 2014

Nguồn: Danh sách cán bộ thuộc diện BTV huyện ủy quản lý

Trong tổng số 234 cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia có 139 cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện chiếm 59,4%, 95 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã chiếm 40,6%. Số liệu cụ thể đƣợc biểu hiện quả biểu đồ 3.1

Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ chỉ có 31 đồng chí trong tổng số 234 đồng chí, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 13,2%. Trong khi đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý là nam có 203 đồng chí chiếm tỷ lệ 86,8%

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu giới tính của lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia năm 2014

Nguồn: Danh sách cán bộ thuộc diện BTV huyện ủy quản lý

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là những ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, có trình độ lý luận chính trị, có phẩm chất cách mạng. Do đó, hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia đều là những ngƣời có tuổi đời khá cao khi mà 101 đồng chí có độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi chiếm tỷ lệ 43.2%. Tiếp đó, có 75 đồng chí có độ tuổi từ 30 đến 44 tuổi tƣơng ứng với tỷ lệ 32,1%. Có 55 đồng chí có độ tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 23,5%. Cuối cùng chỉ có 3 đồng chí lãnh đạo, quản lý có độ tuổi dƣới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 1,3%. Số liệu cụ thể đƣợc biểu hiện qua biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu độ tuổi của lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)