Cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 91 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Một số giải pháp để thực hiện chiến lƣợc đào tạo và nâng cao chất lƣợng độ

4.3.5 Cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh

đạo, quản lý của huyện

Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hiện nay cần phải có nhiều giải pháp cụ thể, mang tính đồng bộ mới đạt đƣợc hiệu quả.

Thứ nhất, cần xác định mục tiêu và chƣơng trình đào tạo

- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện với mục tiêu xây dựng một đội ngũ lãnh đạo, quản lý đủ về chất lƣợng, đủ về số lƣợng; kế thừa đƣợc truyền thống văn hóa địa phƣơng, của dân tộc; kiên định mục tiêu lý tƣởng độc lập dân tốc và CNXH; giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc vì “dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”

- Việc xây dựng chƣơng trình đào tạo cần phải đảm bảo mục tiêu truyền tải những nội dung cơ bản để có thể qua đó trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Vì thế, chƣơng trình đào tạo cần đƣợc xây dựng nhƣ sau:

+ Nội dung đào tạo phải xuất phát từ những kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho học viên trong khóa học.

+ Nội dung đào tạo phải đảm bảo tính tiên tiến, đảm bảo cho học viên có thể tiếp thu đƣợc nhƣng cũng đòi hỏi học viên phải không ngừng nỗ lực trong học tập, có nhƣ vậy thì việc đào tạo mới thực sự mang lại hiệu quả

+ Nội dung đào tạo phải đảm bảo phù hợp với từng vị trí lãnh đạo để học viên có thể tiếp thu hiệu quả nội dung môn học

+ Các môn học trong chƣơng trình đào tạo cần đƣợc bố trí khoa học và hợp lý, tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu nhanh hơn và vận dụng đƣợc những kiến thức mới học.

Thứ hai, xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết với đào tạo và sử dụng cán bộ Nhu cầu đào tạo là mộ khâu trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Khi xác định nhu cầu đào tạo cần phải kết hợp giữa hai nhu cầu là nhu cầu đào tạo cán

bộ lãnh đạo, quản lý của huyện và nhu cầu đào tạo của bản thân cán bộ (đây là bƣớc phân tích nhu cầu đào tạo đƣợc thực hiện ở phạm vi cá nhân. Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ và căn cứ vào nhiệm vụ của từng cán bộ có chú ý đến tâm tƣ, nguyện vọng của cán bộ lãnh đạo, quản lý để tiến hành đào tạo). Mục đích đào tạo là căn cứ quan trọng nhất, quyết định lên kế hoạch đào tạo. Song những nhân tố khác nhƣ: nhu cầu đào tạo của cán bộ, điều kiện có thể đào tạo…cũng cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng. Nhƣ vậy, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là khoảng trống giữa cái thực trạng và cái yêu cầu. Vấn đề đặt ra cho khóa đào tạo, bồi dƣỡng là lấp đƣợc khoảng trống đó. Các phƣơng thức tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể sử dụng nhƣ điều tra chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo dựa vào các bản đánh giá của ngƣời dân, bản tự đánh giá của bản thấn cán bộ lãnh đạo...Việc đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải kết hợp đƣợc các phƣơng pháp đánh giá để mang lại kết quả thực trạng khách quan nhất. Có đánh giá đúng thực trạng mới xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ. Trƣớc yêu cầu đồi mới công tác đào tạo trong thời kỳ mới, huyện càn gấp rút thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với thực tiễn của huyện theo từng thời kỳ. Không mở lớp dàn trải, hạn chế mở các lớp tại chức tại tỉnh. Có thể gửi thẳng cán bộ đang cần đào tạo về các trƣờng, các viện để đào tạo cơ bản, có chất lƣợng.

- Không cử cán bộ theo học nhiều lớp cùng một thời điểm, không cử những cán bộ đã nhiều tuổi đi học để giải quyết vấn đề bằng cấp.

- Huyện cần hình thành bộ phận làm công tác kế hoạch đào tạo cán bộ cho toàn huyện.

- Khi đã hình thành bộ phần làm công tác kế hoạch đào tạo, cần thƣờng xuyên nâng cao nhận thức đào tọa, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác kế hoạch cho bộ phần này.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc có liên quan (Nội vụ, tài chính, kế hoạch – đầu tƣ, Giáo dục – đào tạo) trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo; giữa cơ quan đào tạo với cơ quan QLNN về cán bộ; giữa cơ quan QLNN về cán bộ công chức với cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng

- Xây dựng hoàn thiện và mang tính thống nhất về chƣơng trình quản lý số liệu, báo cáo về kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức nói riêng và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung. Định kỳ cần phải báo cáo theo những bảng biểu thống nhất.

- Tăng cƣờng kiểm tra các mặt công tác đào tạo, trong đó việc xây dựng kế hoạch ở các cơ quan, đơn vị một cách thƣờng xuyên để trao đổi kinh nghiệm, uốn nắn ssai sót. Lập kế hoạch đào tạo cán bộ ở từng chi bộ, ủy ban nhân dân huyện. Do đó, việc đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở các địa phƣơng khác về vân đề này là điều rất cần thiết và bổ ích

Thứ ba, đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.

- Thực hiện nội dung đào tạo cần quán triệt đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhất là lĩnh vực kinh tế, chiến lƣợc phát triển kinh tế của huyện. Đồng thời tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức mà cán bộ lãnh đạo, quản lý dang thiếu hụt hoặc không cập nhật về Nhà nƣớc, Pháp luật, quản lý nguồn nhân lực…Đào tạo kỹ năng xử lý tình hƣớng, thủ pháp điều chỉnh chiến lƣợc và tổ chức phối hợp hoạt động quản lý…

- Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng: Để tổ chức khóa đào tạo có hiệu quả, giảng viên phải lựa chọn đƣợc phƣơng pháp truyền thụ kiến thức hai chiều giảng viên và học viên. Để thực hiện đƣợc biên pháp này hiện nay các nƣớc phƣơng tây đang áp dụng là phƣơng pháp cùng tham gia và phƣơng pháp mô hình đào tạo John Eaton, Roy Johnson.

KẾT LUẬN

Để góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Tĩnh Gia luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học của đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chiến lƣợc đào tạo, quy trình chiến lƣợc đào tao. Trên cơ sở đó, tác giả đi đánh giá thực trạng chất lƣợng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý dựa trên các tiêu chí trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc và phẩm chất chính trị cách mạng. Mặt khác, luận văn cũng đi sâu vào tìm hiểu những chƣơng trình đào tạo đã đƣợc thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giả những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Trong khuôn khổ một nghiên cứu khoa học, tác giả đã vận dụng kiến thức lý luận tiếp thu từ tài liêu, nhà trƣờng, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, điều tra khảo sát thực tiễn địa phƣơng, bƣớc đầu đã xây dựng các giải pháp đào tạo mang tính chiến lƣợc để nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ cho giai đoạn 2015 – 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003. Xây dựng Đảng, rèn luyện Đảng viên theo tư

tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội.

3. Đại học kinh tế Quốc dân - Đại học Tổng hợp Mardrid (Tây Ban Nha), 2004. Phát triển chương trình và nguồn nhân lực đào tạo cán bộ, công chức địa phương về quản lý kinh tế trong nền kinh tế định hướng thị trường ở Việt Nam. Hà Nội.

4. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2014. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện

khóa XXIV tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020.

Thanh Hóa.

6. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2014. Chương trình phát triển nguồn nhân lực huyện Tĩnh

Gia giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Thanh Hóa.

7. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2014. Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng Lý luận chính

trị trong những năm qua . Thanh Hóa.

8. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết trung ương 4

về công tác tổ chức cán bộ. Thanh Hóa.

9. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2014.Báo cáo kiểm tra đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở

Đảng tiến tới đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020 Thanh Hóa.

10. Huyện ủy Tĩnh Gia, 2014. Báo cáo công tác bảo vệ chính trị nội bộ và Nghiệp

vụ Đảng viên. Thanh Hóa.

11. Nguyễn Hồng Nhung, 2012. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên.Luận văn thạc sĩ.

12. Ngô Kim Thanh, 2011. Quản trị chiến lược, Nxb Kinh tế Quốc dân, Hà nội 13. Nguyễn Hữu Thông, 2010. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào các Đồng chí

Tôi là……….học viên cao học chuyên ngành ……… trƣờng Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Chiến lược đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia cho luận văn cao học của mình. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi cần sự giúp đỡ của các Đồng chí là các cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia bằng cách trả lời những câu hỏi trong bảng câu hỏi này. Tôi xin cam đoan mọi thông tin của các Đồng chí sẽ đƣợc giữ bí mật, các thông tin điều tra chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu mà không vì các mục đích nào khác.

Hướng dẫn trả lời: Đánh dấu “x” vào ô trả lời thích hợp

I. Thông tin chung

1. Xin vui lòng cho biết chức vụ hiện tại của đồng chí?

………..………

2. Xin vui lòng cho biết thời gian giữ chức vụ hiện tại của đồng chí?

Dƣới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

II. Nội dung chính

1. Xin vui lòng cho biết trình độ chuyên môn của đồng chí?

Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ 2. Trình độ lý luận chính trị của đồng chí Sơ cấp Trung cấp Cử nhân và cao cấp Khác

3. Mức độ hoàn thành công việc của đồng chí

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Chƣa hoàn thành nhiệm vụ

4. Đồng chí hãy đánh giá kỹ năng thực hiện công việc của mình bằng cách trả lời vào bảng đánh giá sau (1- Kém, 2- trung bình, 3 – tốt)

STT Kỹ năng Mức độ thực hiện các kỹ năng 1- Kém 2- Trung bình 3- Tốt 1 Kỹ năng ra quyết định 2 Kỹ năng thuyết trình 3 Kỹ năng lãnh đạo 4 Kỹ năng sử dụng máy tính 5 Kỹ năng ngoại ngữ

6 Kỹ năng giải quyết vấn đề 7 Kỹ năng soạn thảo văn bản 8 Kỹ năng tổ chức cuộc họp 9 Kỹ năng làm việc theo nhóm 10 Kỹ năng giao tiếp

5. Đánh giá phẩm chất, đạo đức cách mạng của đồng chí

STT Phẩm chất đạo đức cách mạng Đánh giá 1- Kém 2- Trung bình 3- Tốt 1 Lối sống lành mạnh 2 Lập trƣờng quan điểm vững vàng

3 Có trách nhiệm với công việc

6. Nhu cầu đào tạo của đồng chí

Các khóa bồi dƣỡng đào tạo

Mức Cần thiêt Sẵn sàng tham gia

Không Trung bình

Cần

thiết Không

1. Nâng cao trình độ chuyên môn (học đại học, sau đại học)

2. Quản lý Nhà nƣớc 3. Lý luận chính trị (trung cấp, cử nhân, cao cấp) 4. Ngoại ngữ 5. Tin học 6. Kỹ năng dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp…)

III. Thông tin cá nhân (không bắt buộc)

1. Họ và tên……….. 2. Đơn vị công tác……….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 91 - 98)