Đánh giá tác động môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.5 Tác động của môi trƣờng bên ngoài và yếu tố bên trong của huyện Tĩnh Gia đến

3.5.1 Đánh giá tác động môi trường bên ngoài

Một là, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành đƣợc những thắng lợi khi chóng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con ngƣời. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp huyện nói riêng là một yêu cầu có tính quyết định và đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Điều này đƣợc khẳng định dựa trên những cơ sở sau:

Trƣớc đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế là do tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất đƣợc xác định là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.

Cách mạng nƣớc ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vì mục tiêu dâu giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng càng trở nên quan trọng. Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để phát triển đất nƣớc theo hƣớng hiện đại, đòi hái đội ngũ cán bộ công chức chính quyền các cấp phải có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, việc nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế khách quan không thể đảo ngƣợc. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhƣng cũng nhiều thách thức cho các quốc gia. Trong đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là yêu cầu số một. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi pháp luật. Chính đội ngũ này đã tham mƣu cho các cơ quan chức năng đề ra các chủ trƣơng, chính sách, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đó. Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hái đội ngũ này phải am hiểu, phải có năng lực để tham mƣu, tổ chức triển khai, thực hiện những nội dung mới.

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với đó là quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nƣớc đang phát triển có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của mình thông qua con đƣờng hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn nhƣ thiếu hụt nguồn vốn dựa trên quan hệ đầu tƣ, vay vốn và bằng nhiều hình thức khác. Nhƣng, có một vấn đề đặc biệt quan trọng mà để đảm bảo sự phát triển bền vững, các nƣớc phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả, đó là xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Có thể nói, việc xây dựng và bồi dƣỡng nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của con ngƣời, trƣớc hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều biện pháp khác nhau của từng quốc gia.

Hai là, anh hưởng của công cuộc cải cách hành chính đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bô lãnh đạo, quản lý huyện Tĩnh Gia

Trong xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, đòi hái đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng phải có sự thay đổi nâng cao tính chuyên nghiệp cho phù hợp. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ IX đã khẳng định: Xúc tiến cải cách hành chính toàn diện về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt

trách nhiệm công vụ. Tổ chức đào tạo lại cán bộ, nhân viên trong bộ máy nhà nƣớc bảo đảm tính liên tục của nền hành chính. Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 cũng đã xác định mục tiêu là “ xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc tắc của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc”.

Một trong những nội dung cơ bản của chƣơng trình tổng thể về cải cách hành chính ở Việt Nam là “Đổi mới nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức” mà trong đó phải xây dựng cho đƣợc đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại. Nhƣ vậy, trong xu hƣớng tất yếu của thời đại và với tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, muốn tiếp cận đƣợc với nền hành chính của thế giới thì nền hành chính của Việt Nam không thể không tính đến yếu tố hiện đại. Đồng thời đội ngũ công chức của nền hành chính không chỉ là nguồn lực chủ yếu để cấu thành nền hành chính mà nó còn có vai trò quyết định cơ chế vận hành, tổ chức các hoạt động và sự thành công hay thất bại của cơ chế vận hành hay các hoạt động đó. Hiệu quả của nền hành chính phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ công chức “các chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn khi họ biết lắng nghe giới tổ chức và các công dân, và hợp tác với họ trong việc quyết định và thực thi chính sách. Ở đâu các chính phủ thiếu các cơ chế biết lắng nghe, ở đó các chính phủ không đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân thuộc các sắc tộc thiểu số và ngƣời nghèo, những đối tƣợng thƣờng ráng sức làm cho tiêng nói họ nghe thấu đến hành lang quyền lực”.

Đối với nƣớc ta đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, có định hƣớng xã hội chủ nghĩa còn nhiều điều kiện mà nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ: Trình độ phát triển nền kinh tế thị trƣờng thấp; hệ thống pháp luật và thủ tục còn nhiều cái chƣa phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng còn có nhiều bất cập cả về số lƣợng và chất

lƣợng, cơ cấu cũng nhƣ sự phân bổ theo ngành và theo lãnh thổ. Nó vừa quá lớn về quy mô, vừa yếu kém về chất lƣợng, vừa bất hợp lý trong việc bố trí sử dụng, tạo nên sự trì trệ của nền hành chính, hay nhƣ trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 đã nhận định: “Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu điểm về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức”… Sự thành thục trong kỹ năng là tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, tính chuyên môn hoá của các cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nƣớc vẫn còn thấp. Từ đòi hái của công cuộc cải cách hành chính quốc gia và thực trạng về năng lực của đôi ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mang tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và xu thế hoá toàn cầu tại Việt Nam.

Ba là, trình độ dân trí đã được nâng lên ảnh hưởng đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong phần đánh giá kết quả 20 năm đổi mới đã nhận định “Chất lƣợng đội ngũ, cán bộ công chức vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong cơ chế mới; kiến thức về quản lý nhà nƣớc mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp chỉ đạt ở tỷ lệ thấp; bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhƣng chất lƣợng thật sự của cán bộ, công chức có bằng cấp chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại; nội dung và phƣơng pháp đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức tuy đã có một số đổi mới, nhƣng chƣa có những cải cách cơ bản. Một bộ phận không nhá cán bộ, công chức tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ vô cảm trƣớc yêu cầu của nhân dân, của xã hội… Công tác quản lý, tuyển chọn, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cán bộ, công chức chậm thay đổi. Các phƣơng pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức chậm đƣợc áp dụng để thay thế phƣơng pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu”.

Nghị quyết 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã chỉ râ ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết để đổi mới và nâng cao chất lƣợng đội ngũ chính quyền cấp xã. Đó là, xác định râ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dƣới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở, đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động hƣớng vào phục vụ nhân dân, sát với dân, đƣợc dân tin cậy. Thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế ngƣời không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng theo phát luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, công tâm, thạo việc tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ sơ sở. Đây chính là đƣờng lối quan trọng, cụ thể để các điạ phƣơng, đặc biệt là chính quyền cấp xã, huyện xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phƣơng mình nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở.

Từ những vấn đề nêu trên trong các văn kiện, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chỉ đạo các cấp, các địa phƣơng phải xây dựng, củng cố, phát triển một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng có chất lƣợng cao để đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới.

Bốn là, cơ chế quản lý kinh tế

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, kể từ khi có Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) và sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức nƣớc ta nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã càng trở nên bức thiết. Những năm gần đây, việc thực hiện chủ

trƣơng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các cấp đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, những thành tựu về kinh tế đã đạt đƣợc là hết sức quan trọng, trong đó có sự đòng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nƣớc, một bộ phận cán bộ, công chức chính quyền các cấp còn chƣa đủ năng lực thực thi công vụ. Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lƣợng và cơ cấu có nhiều mặt chƣa ngang tầm với đòi hái của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì thế, việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đạt đƣợc hiệu quả và mục tiêu của quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 72)